Thời gian qua,ênán ngườisởhữubấtđộngsảnthứkết quả vô địch bỉ câu chuyện TP HCM đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai thu hút được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Có người ủng hộ, có người phản đối. Cá nhân tôi cho rằng, mua đất đầu tư cũng là một kênh chính thống, đã có từ rất lâu, được pháp luật bảo hộ và công nhận, nên không có lý do gì để chỉ trích.
Tôi mua một mảnh đất, đã là nộp thuế thu nhập cá nhân, nộp thuế đất đầy đủ. Chưa kể còn tạo công ăn việc làm cho môi giới, tạo điều kiện giúp người bán đất kiếm được tiền, "bơm" tiền lại vào nền kinh tế... Khi tôi xây nhà trên mảnh đất đó, nghĩa là tôi đã đóng góp cho ngành xây dựng, người bán sắt, thép, gỗ, nội thất... tiêu thụ được sản phẩm. Thậm chí, khi người giàu bỏ tiền vào xây khu đô thị, nó còn góp phần phát triển cả khu vực, giúp chủ đầu tư khu đô thị có tiền trả lương cho công nhân xây dựng, các saler...
Rõ ràng, ai mua đất, cất nhà như tôi đều sẽ có những đóng góp như trên, bất kể là người mua bất động sản thứ hai hay thứ nhất. Cho nên, tôi cho rằng, không cần phải lên án người mua nhà, đất thứ hai trở lên. Thậm chí, nhìn theo hướng ngược lại, người mua căn nhà đầu tiên nhưng chẳng còn tiền để đóng góp lại vào nền kinh tế thì có hơn gì những người đầu tư nhiều nhà, đất một cách nghiêm túc?
>> 'Thuế mật độ dân cư thay vì bất động sản thứ hai'
Nhiều người mơ mộng đánh thuế bất động sản thứ hai với kỳ vọng giá nhà sẽ giảm 30-50% so với hiện tại. Nhưng cứ nhìn sang những nước có đánh thuế bất động sản thứ hai xem thực tế thế nào? Ở Mỹ, mang tiếng nhà giá rẻ nhưng người ta vẫn phải đóng thuế vài trăm đôla mỗi tháng cho tới hết đời. Tính ra phải bỏ mất 2-3 ngày làm việc để đóng thuế hàng tháng. và tỷ lệ sở hữu nhà tại đây cũng chỉ đạt 65%. Ở Đức, tỷ lệ sở hữu nhà cũng thấp bậc nhất Tây Âu, chỉ khoảng 56% dân số, nghĩa là 44% dân ở nhà thuê.
Khu vực châu Á cũng không khá hơn là bao. Ở Hàn Quốc có thuế thừa kế, nhưng giá nhà Seoul vẫn cao ngất ngưởng, giới trẻ vì áp lực mua nhà nên ngừng đẻ tới mức báo động. Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo lúc nào cũng lọt top những đô thị đắt đỏ nhất thế giới. Giới trẻ Nhật không đủ khả năng mua nhà, trong khi nhà ở quê rẻ tới mức cho cũng không ai lấy vì thuế quá cao. Ở Trung Quốc, dù chung cư ở thành phố có niên hạn lên tới 70 năm, nhưng giá đất tại Hong Kong, Thượng Hải, Bắc Kinh cũng vẫn quá tầm.
Vậy nên, theo tôi, nếu đánh thuế bất động sản thì cần áp chung, không nên phân biệt bất động sản thứ nhất hay thứ hai. Thế mới là công bằng. Vì ai cũng có cái lý của riêng mình. Người không có nhà nghĩ: "Tôi làm việc ngày tám tiếng, mà người khác có hai cái nhà, trong khi tôi vẫn ở nhà thuê, vậy là bất công". Người có hai cái nhà lại nghĩ: "Tôi làm việc ngày tám tiếng, đã đóng thuế thu nhập cá nhân ở mức cao, vậy mà nay tôi còn phải đóng thêm thuế bất động sản thứ hai chỉ vì một ai đó không mua được nhà, vậy có công bằng?".
>> 'Đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ giúp giá nhà, đất TP HCM hạ nhiệt'
Tôi qua topic về thuế thu nhập cá nhân, thấy ai cũng than thuế cao, mức giảm trừ gia cảnh không đủ sống. Qua topic thuế xăng dầu, tôi lại thấy ai cũng than khổ, không muốn đóng thêm dù là để bảo vệ môi trường. Qua tới topic giá điện, tôi lại thấy người người than là giá điện cao, đòi phải giảm sâu hơn nữa. Đến cả thuế VAT ai cũng phải trả, đâu phân biệt món hàng thứ nhất và thứ hai. Thế nên, thuế bất động sản cũng phải đánh ngay từ cái thứ nhất thì mới đủ tiền để bù cho mấy cái kia, vậy mới gọi là công bằng chứ?
Tỷ lệ sở hữu nhà ở Việt Nam thực ra không quá thấp (88,1%), nếu không muốn nói là ở nhóm cao nhất thế giới. Vậy nên, đánh thuế bất động sản thế nào, chúng ta cũng nên lắng nghe quan điểm của số đông trong xã hội, thay vì chỉ tập trung đứng trên lập trường của nhóm thiểu số 11,9%. Chỉ có như vậy, chúng ta mới tìm được phương án hài hòa lợi ích nhất giữa các bên.