您现在的位置是:Fabet > Thể thao

Thí nghiệm sự bền chặt của các cặp đôi_keo goc nha cai

Fabet2025-01-26 14:32:14【Thể thao】1人已围观

简介Tin thể thao 24H Thí nghiệm sự bền chặt của các cặp đôi_keo goc nha cai

tam ly hoc anh 1

Ảnh: Dewey gallery/Pexels.

Vào năm 2008, nhà tâm lý học James Graham đã thực hiện nghiên cứu để tìm ra những hoạt động nào giúp gắn kết hai người bạn đời. Ông đã trang bị cho hai mươi cặp đang chung sống những thiết bị điện tử nhỏ để luôn mang bên mình trong thời gian diễn ra nghiên cứu.

Bất cứ khi nào những thiết bị này phát chuông, các cặp sẽ phải dùng đến nó để nhắn tin cho các nhà khoa học biết về tâm trạng hiện tại và cảm xúc của mình với người bạn đời.

Sau hơn 1.000 khoảnh khắc đổ-chuông-và-báo-cáo này, Graham đã xem lại những dữ liệu thu thập được và phát hiện ra rằng những cặp thường xuyên thực hiện những công việc khó khăn cùng nhau có xu hướng thích nhau nhiều hơn.

Sau thí nghiệm, ông nhận thấy các cặp có xu hướng xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau tốt hơn và yêu thương nhau nhiều hơn khi những kỹ năng của họ thường xuyên bị thách thức. Chỉ dành thời gian bên nhau là không đủ. Những loạt hoạt động mà họ cùng tham gia với nhau mới mang tính sống còn.

Graham kết luận rằng bởi con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi bạn được thỏa mãn nhu cầu này bằng cách kết hợp, học hỏi từ người yêu hay người bạn nào đó, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào.

Thí nghiệm này mở ra cánh cửa cho điều tuyệt vời nhất có thể xảy ra bởi hiệu ứng lẫn lộn tác nhân gây cảm xúc. Nếu giống như những người tham gia vào nghiên cứu nói trên, bạn sẽ ngày càng kiên cường sau những thử thách (dù chỉ là phải tự sửa lại căn bếp hay học điệu nhảy Dougie). Việc trở nên thông thái hơn, tự khai mở tiềm năng của bản thân sẽ mang lại cho bạn cảm giác lâng lâng tuyệt vời - chính cảm xúc này là thứ sẽ phần nào đó bị lẫn lộn, và được cho là xuất hiện cùng với sự có mặt của người còn lại.

Bạn sẽ tự tạo nên một phản ứng có điều kiện, cho rằng mối quan hệ của mình là nguồn gốc cho những cảm xúc tích cực, và từ đó, sợi dây kết nối giữa bạn với đối phương sẽ càng khó bị cắt đứt. Ngay từ những ngày đầu của một mối quan hệ, chỉ bằng việc học cách liên hệ bản thân với người còn lại, đọc vị những dấu hiệu không lời của anh ấy/cô ấy, nắm bắt những cơn bùng phát cảm xúc thất thường và ghi nhớ thói quen ăn uống của họ cũng đã là một bài tập phát triển bản thân dành cho bạn rồi.

很赞哦!(4)