Nỗi khổ khi trẻ nghỉ hè: Con học lớp 4 phải gửi... mầm non_kqbd anh hom qua
Gửi con về quê,ỗikhổkhitrẻnghỉhèConhọclớpphảigửimầkqbd anh hom qua để con ở nhà hay “kẹp nách” đưa đi làm cùng... là cách nhiều phụ huynh ở Hà Nội đang áp dụng trong dịp hè khi trẻ được nghỉ học.
Chị Trần Thu Hương (35 tuổi, Hà Nội) có 2 con nhỏ. Một bé học xong lớp 4, bé thứ hai 3 tuổi đang học mầm non. Cũng giống như nhiều phụ huynh khác, vợ chồng chị Hương đi làm cả tuần, chỉ được nghỉ Chủ Nhật. Vì thế, khi con gái lớn được nghỉ hè, vợ chồng chị Hương rất đau đầu chuyện trông con.
“Con gái lớn chính thức nghỉ hè, chúng tôi không biết gửi con ở đâu để đi làm. Chồng tôi tính gửi cháu về quê với ông bà. Tuy nhiên ông bà đã lớn tuổi, xung quanh nhà lại nhiều ao hồ nên tôi thực sự không yên tâm.
Dù con gái học hết lớp 4 nhưng cháu vẫn chưa biết nấu nướng, để cháu ở nhà một mình cả ngày tôi e ngại nguy cơ chập điện, cháy nổ... thiếu an toàn. Vì thế, sau một hồi bàn bạc, hai vợ chồng quyết định gửi con gái lớp 4 đến trường mầm non với con gái út, nhờ cô giáo mầm non trông giúp".
Vậy là mỗi sáng, chị Hương đưa cả chị học lớp 4 và em 3 tuổi đến trường mầm non. Vẫn biết con lớp 4 còn đến trường với các em tuổi mầm non là không hợp lý nhưng chị nói "không còn cách nào khác”.
Định dắt xe đi làm, chị Hằng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị chồng gọi giật lại: "Hôm nay tới lượt em trông con đấy". Con nghỉ hè mới được mấy ngày nhưng vợ chồng chị Hằng “toát mồ hôi” khi phải thay phiên nhau trông con gái mới 2,5 tuổi.
"Hai vợ chồng vẫn đi làm kín tuần nên chúng tôi cực kỳ khó tìm người trông con thời gian hè. Là cô giáo tại một trường mầm non song ngữ, tôi có xin hiệu trưởng cho con đến trường cùng mẹ nhưng nhà trường không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến học sinh.
Hôm nào đến phiên trông con mà “bí” quá, tôi lại đành xin cô quản lý đưa con đến lớp cùng. Con còn nhỏ nên đến môi trường lạ, buổi trưa con không ngủ, quấy khóc, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của học sinh trong lớp.
Hôm sau, bị phụ huynh ý kiến là mang con đến trường ảnh hưởng đến sinh hoạt của lớp, tôi không thể đưa con đi làm cùng nữa”, chị Hằng kể.
Vì vậy, chị Hằng phải “cấp tốc” thuê người giúp việc để trông con dù giá thuê giai đoạn này lên đến 7 triệu đồng/tháng trong khi lương của chị chỉ có 6 triệu đồng/tháng.
Từ kinh nghiệm của những kỳ nghỉ hè trước, năm nay, trước khi con trai nghỉ hè, vợ chồng anh Trần Đình Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tìm được lớp học hè cho con.
“Sáng, tôi gửi con đến lớp để cô giáo cho ôn tập kiến thức. Trưa, con ăn ngủ tại nhà cô và chiều lại học, đến tối chúng tôi mới đón con về nhà.
Dù phải mất 5 triệu đồng/tháng nhưng chúng tôi cũng chấp nhận vì tìm được người trông con trong mùa hè là vô cùng khó”, anh Hưng cho hay.
Trước đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có công văn yêu cầu các nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào; không tổ chức dạy trước chương trình; không tổ chức ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2023-2024.
Đối với cấp học mầm non, căn cứ điều kiện thực tế và nhu cầu gửi con của cha mẹ trẻ, tinh thần tự nguyện của giáo viên đăng ký làm hè, cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hè, báo cáo UBND xã, phường, thị trấn (đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập) và phòng GD-ĐT.
Theo bà Nguyễn Phương Ngân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngôi Sao Xanh (Hà Nội), tùy điều kiện và hoàn cảnh, mỗi gia đình có thể lên kế hoạch hè cho con khác nhau.
Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý nên tạo cho trẻ một mùa hè thú vị, bổ ích, đừng chỉ tiện cho công việc của bố mẹ.
Ngoài ra, chúng ta cũng không nên tận dụng kỳ nghỉ để ép con học thêm vì bản thân trẻ cần trau dồi những kỹ năng sống nhất định, ngoài việc học kiến thức trong nhà trường.
“Bố mẹ có thể cho con tham gia các câu lạc bộ để trải nghiệm hè bổ ích và việc lựa chọn hoạt động, khóa học nào cũng cần tìm hiểu kỹ càng”, bà Ngân nói.