Bốn đơn vị kết nghĩa, hợp tác với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh_cá cược cúp c1

Sáng 25/7,ốnđơnvịkếtnghĩahợptácvớiBảotàngĐạitướngNguyễnChícá cược cúp c1 đại diện 4 đơn vị gồm: Học viện Chính trị, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tiểu đoàn Tên lửa 77 thuộc Trung đoàn Tên lửa 257, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh  (81 phố Tân Nhuệ, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Bốn đơn vị đã kết nghĩa với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu hơn về một thời lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đại diện các đơn vị dâng hương tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. 

Sau lễ dâng hương, các đơn vị cùng đi tham quan không gian trưng bày và có những đóng góp thiết thực để Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ngày càng hoàn thiện, trước khi tổ chức khánh thành vào ngày 1/1/2024.

Đại diện các đơn vị kết nghĩa với Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh tham quan, chia sẻ kinh nghiệm, góp ý để ngày càng hoàn thiện các khu trưng bày. 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người con ưu tú của dân tộc; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người cộng sản kiên trung, mẫu mực của Đảng và Quân đội; là một tấm gương sáng, người cán bộ hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; một vị tướng tài ba đã dày công vun đắp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Đại tá Phạm Văn Phi, Giám đốc Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh giới thiệu về chủ đề 'Gia đình - Hành trình tiếp nối'.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), nơi ông và gia đình đã ở giai đoạn 1955-1986. Gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, đồng thời nơi đây đã diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị để quyết định đường lối của cách mạng miền Nam sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

Tái hiện phòng làm việc trước đây của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở căn nhà 34 Lý Nam Đế tại Bảo tàng.

Hệ thống trưng bày tại bảo tàng giới thiệu 670 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, 23 pho tượng đồng gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam. Hai không gian tái hiện là phòng làm việc trước đây của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc tại Trung ương Cục miền Nam.

Ngoài ra, còn có trên 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Trong thời gian từ nay đến tháng 12/2023, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý Nhà nước và khách tham quan để hoàn thiện nội dung trưng bày trước khi tổ chức khánh thành vào ngày 1/1/2024 nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 tại làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên Huế).

Ông tham gia cách mạng từ năm 1934 và được phong hàm Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam vào năm 1959.

Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam.

Năm 1967, thời điểm vào Nam để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đột ngột qua đời.

Ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Cúc và có 4 người con. Trong đó có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.