Kinh doanh bất động sản Đà Nẵng giảm sâu 6 tháng đầu năm_keo nha cai 5
Thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm,ấtđộngsảnĐàNẵnggiảmsâuthángđầunăkeo nha cai 5 ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng, cho biết GRDP của thành phố ước tăng 5%, cao hơn mức 3,48% của cùng kỳ năm 2023. “5% không phải mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực, đáng ghi nhận”, ông Vũ đánh giá.
Quy mô nền kinh tế thành phố ước đạt hơn 72.303 tỷ đồng. Xét trên phạm vi cả nước, quy mô GRDP của Đà Nẵng tiếp tục duy trì vị trí thứ 17/63 tỉnh thành phố và dẫn đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.
Theo Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng, bước sang quý II, kinh tế thành phố có chuyển biến tích cực. Khu vực thương mại và dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung của thành phố.
Lĩnh vực du lịch tiếp đà phục hồi mạnh mẽ, tạo sự tăng trưởng bứt phá cho một số ngành dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, thương mại vận tải, vui chơi, giải trí… Cụ thể, doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng 22,2%; doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt hơn 37.000 tỷ đồng, tăng 14,6%...
Tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ trong 6 tháng đầu năm ước đạt 5,1 triệu lượt, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế đạt 2 triệu lượt, tăng 40,3%; khách trong nước đạt 3,1 triệu lượt, tăng 17,7%.
Ở chiều ngược lại, hoạt động kinh doanh bất động sản giảm sâu (-30,34%) so với cùng kỳ năm 2023.
Thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, cước vận tải tăng cao, tăng trưởng tín dụng đạt thấp… đang là rào cản khiến tăng trưởng khu vực dịch vụ tuy có khả quan nhưng chưa đạt được mức kỳ vọng.
Ông Vũ cũng cho biết, mặc dù kinh tế đã ghi nhận những tín hiệu lạc quan ở một số lĩnh vực, tuy nhiên, số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, xin tạm ngừng và rút khỏi thị trường vẫn tiếp tục tăng. Toàn thành phố có 3.200 doanh nghiệp, cơ sở xin tạm ngừng hoạt động, tăng 11,7%. Trong khi đó, chỉ có 1.798 doanh nghiệp, văn phòng đại diện được thành lập mới, tổng vốn đăng ký hơn 5.500 tỷ đồng, giảm 12,5% về số doanh nghiệp và giảm 36,9% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở lĩnh vực công nghiệp, chỉ số tồn kho ngành chế biến, chế tạo tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tồn kho cao nhất kể từ 2021 đến nay. Các nhóm có lượng hàng tồn kho cao như máy móc thiết bị, dệt, thiết bị điện….
Theo ông, kinh tế Đà Nẵng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là tình trạng, khách du lịch tăng cao nhưng số ngày lưu trú giảm, xu hướng thắt chặt chi tiêu. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn về nguồn vốn tái đầu tư, tiền thuê đất. Giá vé máy bay nội địa tuy có dấu hiệu giảm nhưng vẫn khá cao so với các nước nên người dân chọn du lịch các điểm đến gần hoặc du lịch nước ngoài.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, không có đơn hàng nên không có nhu cầu vay vốn; thị trường bất động sản tiếp cận vốn tín dụng khó khăn.
Công tác triển khai đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm chưa đáp ứng nhu cầu về quỹ đất, mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp….
Lãnh đạo Cục Thống kê cho rằng, Đà Nẵng cần tập trung nguồn lực để đưa vào khai thác sản phẩm du lịch mới, góp phần tăng sức cạnh tranh của điểm đến để thu hút khách du lịch.
Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư để tạo động lực tăng trưởng bền vững; tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.