Thừa nhận đi 'Táo khuyết': Microsoft đang ngày càng dũng cảm và đổi mới hơn Apple_soi kèo lazio vs ac milan
Nếu bạn là một fan của Apple,ừanhậnđiTáokhuyếtMicrosoftđangngàycàngdũngcảmvàđổimớihơsoi kèo lazio vs ac milan chắc chắn bạn vẫn còn ấn tượng với những sản phẩm máy tính đời đầu của công ty, chẳng hạn như chiếc Macintosh IIsi, chiếc Powerbook năm 1996, iMac năm 1998, Powerbook G4 và rất nhiều sản phẩm MacBook, iMac và MacBook Pro...
Trước kia, cứ một lần Apple ra sản phẩm, tất cả chúng ta đều phải công nhận rằng dù ở bất cứ kích cỡ nào, những sản phẩm của Apple luôn là những tác phẩm đầy sự sáng tạo và đổi mới hơn bất cứ đối thủ nào khác trên thị trường. Microsoft gần như chẳng bao giờ được đả động đến trong cuộc chơi về thiết kế phần cứng còn, Windows thì luôn là kẻ chạy theo Mac OS.
Thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Satya Nadella, Microsoft đã tăng tốc một cách đáng ngạc nhiên trong cuộc đua với Apple. Nếu bạn đọc bài viết về chiếc máy tính Surface Studio và nhìn những gì Dial làm được rồi so sánh với bài trình bày của Apple về chiếc MacBook Pro mới, chắn chắn bạn sẽ phải đồng tình với điều đó.
Sản phẩm thiếu đột phá
Chiếc MacBook mới có xứng đáng gọi là laptop không? Chắc chắn có, nó mỏng hơn, đỡ nóng hơn bất cứ chiếc máy nào bạn từng dùng. Trên thực tế, bạn có thể cắm sạc bằng cổng USB-C rất gọn nhẹ. Thế nhưng sự “gọn nhẹ” tưởng như là đổi mới ấy lại dễ khiến Apple có nguy cơ bị gọi là “Công ty cổng cắm” vì từ lâu, mua một sản phẩm của Apple đồng nghĩa với việc bạn phải sắm thêm đủ loại phụ kiện cổng cắm để có thể kết nối mọi thứ với chiếc MacBook của mình.
Thế còn thanh TouchBar thì sao. Ừ thì nó tiện lợi giúp bạn làm nhiều thao tác một cách nhanh chóng đấy, thế nhưng Apple ơi, thanh TouchBar đâu phải ý tưởng nào đó quá mới mẻ nữa!
Hãy nhìn những gì mà Microsoft vừa thể hiện tại sân khấu ở Seattle đi! Hãy nhìn Surface Studio đi! Từ sau thế hệ Sony Vaio 2003, đã lâu lắm rồi người dùng mới lại bị choáng ngợp bởi một chiếc máy tính chạy Windows như vậy. Đó mới là chiếc máy tính mà Steve Jobs đã từng nhắc đến với phương trình nổi tiếng “Power + Sex = ?” (Mạnh mẽ + Quyến rũ = ?)
Studio, chiếc desktop PC đầu tiên của Microsoft, sản phẩm mà đáng lẽ ra iMac phải trở thành, là một chiếc máy tính thực sự đổi mới, siêu mỏng, màn hình cảm ứng chạm 28 inch. Bạn có thể dựng máy ở bất cứ góc nào thoải mái và vẽ lên nó bằng chiếc bút cảm ứng với tỉ lệ 1:1.
TouchBar chỉ là một màn hình siêu mảnh bên dưới màn hình chính với những phím chức năng đơn điệu được thiết kế mà không hề quan tâm gì đến tính thực tế trong quá trình sử dụng, hay chính xác hơn là phải dùng từ “công thái học”. Như bạn có thể thấy, để sử dụng hàng phím chức năng này, bạn sẽ buộc phải khom người và như vậy sẽ gây tác động không tốt cho cơ thể bạn nếu dùng lâu dài và tức là phản “công thái học”. Thế nhưng chiếc Surface Studio thì quan tâm đến sự thoải mái của người dùng và được thiết kế rất hợp lý để bạn hạn chế tổn hại sức khỏe của mình khi dùng lâu dài.
(Công thái học – ergonomic, hay môn học về yếu tố con người, là một môn học về khả năng, giới hạn của con người. Từ đó có thể tăng khả năng và tối ưu hóa điểm mạnh của con người, hay để bù trừ khiếm khuyết, để bảo vệ điểm yếu).
Khi nhắc đến Studio thì không thể không nhắc đến Surface Dial, một bước đi đầy mạo hiểm và dũng cảm nhưng chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng của Microsoft. Chỉ cần đặt chiếc nút xoay bé nhỏ này vào màn hình Surface Studio và xoay nhẹ, chiếc núm thần kỳ này sẽ đưa bạn đến bất cứ ứng dụng nào mình muốn. Dial đột phá chẳng khác gì con lăn trên chuột cả, nó chắc chắn sẽ là một phụ kiện hữu ích và sớm trở thành thiết bị không thể thiếu của những người dùng máy tính màn hình cảm ứng.
Không chỉ vậy, trong sự kiện của mình, Microsoft còn đem đến những thiết bị thực tế tăng cường HoloLens, câu trả lời cho các thiết bị VR, rồi cả Paint 3D, bước đột phá của ứng dụng Paint truyền thống với khả năng dựng hình 3D.