Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục trong cuộc giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội chiều qua khẳng định khu vực đầu nguồn tại khe núi xã Phú Minh,ÔnhiễmnguồnnướcởHàNộicầnkhởitốvụákèo nhà cái tivi Kỳ Sơn (Hòa Bình) bị đổ dầu nhớt thải trộm.
Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của TP cho thấy, các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN từ 1,3-3,65 lần.
Một số cán bộ của công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) phát hiện việc này từ sáng 8/10 nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình, cũng như Hà Nội.
Công ty này cũng không ngăn chặn ô nhiễm theo quy định, dẫn đến váng dầu đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, cơ quan bảo vệ pháp luật cần khởi tố vụ án.
Dầu thải ở khu vực suối Trâm (ảnh chụp ngày 14/10) |
Theo luật sư Thu, hành vi đổ chất thải, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường là rất nghiêm trọng, tác hại xấu trực tiếp đến sức khỏe cư dân Thủ đô và những nơi sử dụng nguồn nước này.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự số 100/2015 năm 2017 quy định rất rõ việc xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Trong trường hợp tiến hành điều tra, cơ quan bảo vệ pháp luật thấy không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không xử lý được đối tượng gây ô nhiễm môi trường theo luật Hình sự thì nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định rất rõ về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Người dân có thể khởi kiện
Công ty Nước sạch Sông Đà cung cấp nước ô nhiễm (theo khuyến cáo của UBND TP Hà Nội là không nên sử dụng nước để ăn, uống).
Rõ ràng đây không phải là nước sạch cung cấp cho người dân theo hợp đồng đã ký kết và cam kết nghĩa vụ với khách hàng của công ty nước sạch Sông Đà.
Trường hợp này, mọi lý do đưa ra không phải thuộc trường hợp bất khả kháng như thiên tai, động đất, chiến tranh…
Như vậy, công ty này phải có trách nhiệm bồi thường cho người dân đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch mà lại phải dùng nước bẩn, có thể gây nguy hại về sức khỏe cho mọi người.
Pháp luật có quy định rõ về trường hợp này. Cụ thể, điều 608, bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
Đồng thời, tại khoản 1, điều 23, luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng ghi nhận: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng”.
"Người dân nên thống kê chi tiết thiệt hại do dùng nước Sông Đà bị ô nhiễm để làm đơn khởi kiện công ty nước sạch Sông Đà ra tòa, yêu cầu bồi thường thiệt hại", lời luật sư Thu.
Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà nói: "Bản thân tôi cũng là Tổng giám đốc làm thuê. Nếu dừng cấp nước thì tôi quá an toàn, quá hay".