Fabet

Tin thể thao 24H Giá đất tăng, người tái định cư điêu đứng_bxh c3 châu âu

Giá đất tăng, người tái định cư điêu đứng_bxh c3 châu âu

UBND TP Đà Nẵng vừa ký ban hành quyết định về sửa đổi,áđấttăngngườitáiđịnhcưđiêuđứbxh c3 châu âu bổ sung quy định một số điều của quy định giá các loại đất năm 2019 có hiệu lực kể từ ngày 11-2. Theo đó, giá đất mới cao hơn gấp nhiều lần so với bảng giá đất áp dụng trước đó kể từ năm 2017. Việc điều chỉnh này một phần do qua 2 năm thực hiện bảng giá đất cũ, giá đất thị trường ở Đà Nẵng tăng cao gấp đến hơn 4 lần đối với đất đô thị.

Không có tiền trả nợ

Theo bảng giá đất mới, các khu "đất vàng" thuộc quận Sơn Trà và Hải Châu của TP Đà Nẵng tăng lên gấp 2 thậm chí gấp 5 lần so với bảng giá đất của năm 2017, cao nhất đến 98 triệu đồng/m2. Phần lớn các khu vực trên toàn TP Đà Nẵng đều được áp giá đất thay đổi lên gấp nhiều lần so với bảng giá trước đó.

Trong khi đó, theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng, tính đến ngày 31-1, tổng số hộ nợ tiền đất trên toàn TP là 7.189 hộ. Trong đó, số hộ nợ đất tái định cư là 6.958 hộ với tổng số tiền hơn 866 tỉ đồng. Bảng giá đất "phi mã" đã khiến số hộ trên điêu đứng do số tiền thực nộp cao hơn gấp nhiều lần so với trước, có hộ chênh lệch đến cả tỉ đồng.

{keywords}
Giá đất tại TP Đà Nẵng tăng phi mã trong 2 năm qua


Ông Trần Thanh Quang, một hộ diện tái định cư ở quận Sơn Trà, cho biết gia đình ông bị giải tỏa vào năm 2007 và được bố trí ở khu đầu tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc với điều kiện cho nợ tiền sử dụng đất đến 10 năm. Ông nợ tổng cộng 60 triệu đồng/90 m2. Đến đầu năm 2019, gia đình ông gom đủ tiền trả nợ đến Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà để nộp thì được thông báo số nợ của ông lên đến gần 2 tỉ đồng. Với số nợ như trên thì không biết đến bao giờ gia đình ông có thể trả được.

Tương tự, hàng trăm hộ dân nợ tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Sơn Trà cũng phải đối mặt với số nợ "khủng". Gia đình bà Nguyễn Thị Chánh (ngụ quận Sơn Trà) lo lắng nhiều ngày qua bởi sau khi bị giải tỏa năm 1998, bà mua lại lô đất tái định cư với số nợ chỉ khoảng gần 30 triệu đồng. Nay nếu áp giá đất mới thì số tiền nợ bà phải trả là gần 1 tỉ đồng. "Chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền trả nợ vì đa phần đều rất khó khăn, không có tiền nên phải nợ suốt nhiều năm qua. Nay nợ bỗng dưng tăng quá cao, chắc phải bán đất đi nơi khác" - bà Chánh mệt mỏi.

Theo nhiều người dân, việc thay đổi bảng giá đất mới được áp dụng một cách đột ngột, không thông báo cụ thể để họ có thể xoay xở. "Nếu chúng tôi biết sớm thì trước thời điểm áp dụng đã vay mượn để trả nợ, đằng này sau khi thay đổi mới biết thì không còn cách nào giải quyết" - ông Quang cho hay.

Thay đổi đúng quy định

Lý giải cho vấn đề trên, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, cho rằng theo quy định của Luật Đất đai, bảng giá đất được UBND tỉnh, TP xây dựng căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, được HĐND cùng cấp thông qua trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng theo định kỳ 5 năm 1 lần đồng thời được công bố công khai vào ngày 1-1 của năm đầu kỳ. Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Việc điều chỉnh bảng giá đất căn cứ vào 2 trường hợp. Một là khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự. Hai là khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên.

Đối với Đà Nẵng, qua 2 năm áp dụng bảng giá đất mới từ đầu năm 2017, giá giao dịch phổ biến trên thị trường bất động sản tại Đà Nẵng có nhiều biến động, có một số khu vực biến động rất lớn. Theo chứng thư thẩm định giá của Công ty CP Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam về giá phổ biến tại thời điểm nghiên cứu điều chỉnh bảng giá đất thì giá đất tại đô thị tỉ lệ tăng bình quân là 4,13 lần (cao nhất 9 lần, thấp nhất 1,86 lần), về giá đất ở nông thôn tỉ lệ tăng bình quân là 2,66 lần (cao nhất 6,83 lần, thấp nhất 1,2 lần). Đồng thời trong năm 2017 trên địa bàn TP Đà Nẵng đã đặt mới tên một số tuyến đường. Chính vì thế, TP Đà Nẵng đã áp dụng quyết định thay đổi bảng giá đất.

Ông Hùng khẳng định theo quy định của Chính phủ, đối với hộ gia đình cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất thì phải trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm. Sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ. 

Chờ ý kiến Thủ tướng

Về việc giải quyết chính sách nợ sử dụng đất đối với các hộ tái định cư, từ năm 2016, UBND TP Đà Nẵng đã có nhiều đề xuất, kiến nghị trong đó việc xin trả chậm, gia hạn thời gian trả nợ lên Bộ Tài chính, Chính phủ. Sau đó, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ cũng có nhiều công văn về việc xử lý vướng mắc trên. Cuối năm 2018, TP Đà Nẵng tiếp tục gửi đề xuất tham gia ý kiến về việc này. Hiện tại, vấn đề nợ tiền sử dụng đất tái định cư tại Đà Nẵng phải đợi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 Theo Người lao động

Năm 2019, giá đất ở Đà Nẵng cao nhất 98,8 triệu đồng/m2

Năm 2019, giá đất ở Đà Nẵng cao nhất 98,8 triệu đồng/m2

- Năm 2019, giá đất cao nhất trên địa bàn thành phố là 98,8 triệu đồng/m2 theo quyết định vừa được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng ban hành.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap