Mỗi năm Tết đến, khách ghé mua tạp hoá cũng hỏi 'bao giờ lấy chồng'_trận đấu los angeles fc

Còn hơn tháng nữa là Tết,ỗinămTếtđếnkháchghémuatạphoácũnghỏibaogiờlấychồtrận đấu los angeles fc Nguyệt Nhi (31 tuổi, An Giang) đã sẵn sàng tâm lý trước câu hỏi “bao giờ lấy chồng” của họ hàng. Bởi lẽ, 5 năm gần đây, họ hàng đặc biệt quan tâm đến tình trạng hôn nhân của cô cháu gái mỗi năm chỉ gặp vài lần.

Mỗi dịp Tết, Nguyệt Nhi sẽ bị 6-7 người hỏi bao giờ lấy chồng, đặc biệt những người họ hàng xa ít khi gặp gỡ. Dù đã thuộc lòng câu trả lời “bao giờ phù hợp sẽ lấy chồng”, nhưng đôi khi cô cũng khó chịu khi bị hỏi quá nhiều. Có lúc, Nhi chọn im lặng và bỏ đi nơi khác.

“Chị họ của mình vừa cưới hồi tháng 11, gia đình chỉ còn mình và đứa em gái vừa tròn 22 là ở tuổi lấy chồng. Do đó, cả nhà lại hỏi ngày càng nhiều về kế hoạch kết hôn của mình. Mọi người hỏi mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đang ăn cơm”, Nhi kể lại.

Đến hẹn lại lên, câu hỏi "bao giờ lấy chồng/vợ" lại gây ra căng thẳng cho các bên trong những buổi cơm dịp Tết hay ngày họp mặt đại gia đình. Việc bỏ đi, lảng tránh khi được hỏi “bao giờ kết hôn” có thể gây ra xung đột trong gia đình.

Bao gio ket hon? anh 1

Nguyệt Nhi hiện là kế toán của một công ty ở TP. HCM. Ảnh: NVCC

Thành gia rồi mới lập nghiệp?

Cùng hoàn cảnh với Nguyệt Nhi, Lê Nam (nhân vật đã được đổi tên), một thành viên 29 tuổi của cộng đồng LGBT+, thường nhận câu hỏi "bao giờ kết hôn" trong lần tụ họp gia đình, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Lê Nam quá quen thuộc và thậm chí chuẩn bị sẵn nhiều kịch bản trả lời ứng với từng đối tượng.

“Người hỏi mình thường là người thân trong nhà, bà con, bạn bè, thầy cô giáo cũ mỗi khi có dịp gặp. Mình có 2 cách trả lời tuỳ theo đối tượng đặt câu hỏi. Với bạn bè hoặc người nhỏ hơn, mình sẽ nói đó là chuyện riêng tư và không cần thiết phải chia sẻ. Với cô chú, anh chị lớn hơn, mình thường cười và nói duyên chưa tới”, Nam nói.

Nam tâm sự anh không thấy khó chịu khi được hỏi bao giờ lập gia đình. Ngược lại, anh thấy vui vì nhận được sự quan tâm của mọi người.

Dù chưa đến tuổi bị hỏi dồn dập như Nguyệt Nhi và Lê Nam, nhưng Huỳnh Trang (24 tuổi, Bến Tre) chia sẻ bản thân thường tránh về quê những dịp đám tiệc vì ngại câu hỏi “bao giờ lấy chồng”.

Sắp đến Tết, bắt buộc tham gia những cuộc sum họp gia đình, Trang đã chuẩn bị nhiều kịch bản.

“Tùy người hỏi là ai mà mình trả lời theo mỗi kịch bản khác nhau. Nếu là cô chú, người lớn hơn thì mình sẽ nói ‘bao giờ con lo được cho ba mẹ thì lấy chồng’. Nếu là người cùng thế hệ, mình thường pha thêm chút hài hước và trả lời ‘đang kiếm Việt kiều, bao giờ có thì lấy’”, Huỳnh Trang phân tích.

Ngoài ba mẹ, họ hàng, Trang thường được hàng xóm quan tâm về tình trạng hôn nhân. Thậm chí, khi có khách hàng ghé vào tiệm tạp hóa của gia đình, cô cũng bị hỏi về dự định kết hôn. Điều này đôi khi gây ra một số khó chịu.

Dù vậy, Huỳnh Trang vẫn nói cô thấy vui khi nhận được sự quan tâm từ cha mẹ, cô chú. “Gia đình mình là người miền Tây nên quan niệm thành gia rồi mới lập nghiệp. Con cái dù lớn cách mấy, phải lấy chồng rồi mới trưởng thành. Do đó, người lớn thường hỏi bao giờ lấy chồng như một cách quan tâm con cháu lâu không gặp”.

Bao gio ket hon? anh 2

Tết là dịp sum họp gia đình, và cũng là lúc các thành viên đối mặt những câu hỏi họ có thể lảng tránh trong năm. Ảnh: Quỳnh Danh

Nên trả lời thế nào cho không mất lòng ai?

Bà Nguyễn Thị Mến (50 tuổi, Vĩnh Long) có con trai đi làm ở TP.HCM và chỉ về vào những dịp lễ hoặc đám tiệc lớn. Bà cũng nóng lòng do con "mãi độc thân". Câu hỏi “bao giờ lấy vợ?” trở thành chủ đề thường trực trong mỗi mâm cơm của gia đình.

“Con tôi đi làm xa và chỉ về nhà dịp lễ Tết. Do đó tôi thường hỏi con bao giờ lấy vợ để hiểu hơn về tình hình của con trai. Nếu con chưa có đối tượng, tôi có thể giới thiệu cho một hai người”.

Theo bà Mến, mỗi khi hỏi, bà thường mong con trả lời thật lòng. Tuy nhiên, nếu con trai không muốn chia sẻ, bà vẫn thấy dễ chịu, miễn là cả hai đều tôn trọng lẫn nhau.

Theo Channel News Asia, áp lực từ câu hỏi “bao giờ lấy chồng” lên giới trẻ Singapore còn lớn hơn. Đến nỗi, nhiều người trẻ nước này còn nghĩ ra một kiểu kinh doanh mới là đóng giả người yêu.

Trung bình, người có nhu cầu thuê người yêu để dẫn về ra mắt gia đình sẽ phải chi tối thiểu là 75 USD cho hai tiếng “hẹn hò”. Dù giá khá cao, song vẫn có nhiều người sử dụng dịch vụ, đặc biệt là trong những dịp lễ Tết.

Câu chuyện dẫn người yêu về ra mắt gia đình còn ám ảnh những người thuộc cộng đồng LGBT+ ở Trung Quốc nhiều hơn. Theo South China Morning Post, có những khách hàng LGBT+ sẵn sàng trả 3.500 Nhân dân tệ (12 triệu đồng)/ngày để thuê người yêu về ra mắt dịp Tết.

Dịch vụ cho thuê người yêu Trung Quốc còn có các hoạt động như chụp ảnh cưới, tổ chức hôn lễ giả và làm giấy chứng nhận kết hôn giả.

Chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An chia sẻ: “Hãy tâm niệm những câu hỏi này xuất phát từ tình thân, lâu ngày không gặp nên muốn hiểu cuộc sống của nhau. Khi không sẵn sàng chia sẻ, bạn có thể từ chối lịch sự. Trong trường hợp văn hóa gia đình khó khăn thì một câu trả lời chiếu lệ cũng là giải pháp thường được sử dụng”.

Theo anh, giới trẻ có thể học cách chuyển từ “bị hỏi” sang “chủ động hỏi”. Ví dụ, khi được hỏi “bao giờ kết hôn?”, các bạn trẻ có thể trả lời chung chung và hỏi ngược lại: “Dạ bao giờ phù hợp thì con sẽ kết hôn. Dạo này gia đình của cô chú như thế nào rồi ạ?”. Việc này sẽ giúp cuộc trò chuyện tránh được cảm giác ngượng ngùng.

Theo Zingnews

Bi hài trốn Tết vì câu hỏi khó đỡ: Lương bao nhiêu, bao giờ lấy chồng?

Bi hài trốn Tết vì câu hỏi khó đỡ: Lương bao nhiêu, bao giờ lấy chồng?

Cứ đến Tết, Trần Văn C. (SN 1990) lại thấy ngao ngán vì phải trả lời những màn chất vấn về lương thưởng, kế hoạch lập gia đình, mua ô tô...