Sắp có chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030_ket qua indo
Năm 2021,ắpcóchiếnlượcpháttriểngiáodụcđếnnăket qua indo dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngành giáo dục.
Theo Bộ GD-ĐT, kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi; gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp.
Hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.
Ảnh: Thanh Tùng |
Trong điều kiện khó khăn, ngành Giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động để ứng phó với dịch Covid-19 nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các hoạt động của ngành. Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều nhiệm vụ để chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, cơ sở giáo dục ứng phó với dịch Covid-19.
Căn cứ các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, các địa phương chủ động, linh hoạt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19, đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông.
Các cơ sở đại học chủ động tổ chức cho sinh viên học trực tuyến để hoàn thiện khối lượng chương trình và bảo đảm chất lượng đào tạo cũng như kế hoạch học tập năm học 2021-2022; tích cực tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trực tuyến đại chúng mở và các khóa học trực tuyến dùng chung nhằm tạo một nền tảng để kết nối chia sẻ học liệu và thúc đẩy tổ chức dạy học trực tuyến trong các cơ sở đào tạo.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc lại những khó khăn mà ngành Giáo dục phải đối mặt trong năm 2021 do dịch bệnh Covid-19, đồng thời chỉ ra những việc đã làm được và những điều còn “đáng tiếc” của năm qua.
Bộ trưởng cũng cho hay, năm nay, trong khó khăn, hơn 1,5 triệu nhà giáo đã thể hiện tinh thần năng động, sáng tạo, trách nhiệm, đã hành động vì nghề và vì học sinh.
Từ những việc đã làm được và những việc chưa làm được của năm qua, ông Sơn cho rằng, bài học kinh nghiệm rút ra là phải đặc biệt lưu ý bám sát thực tiễn. Thời gian qua, nhiều việc đã được chỉ đạo và thực hiện sát với thực tiễn nhưng cần tăng cường hơn nữa. Ngoài ra, cần tăng tính hành động trong công việc.
Nhấn mạnh tới các nhiệm vụ lớn của năm 2022, ông Sơn cho hay trước hết, toàn ngành sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ có tính thời sự là chống dịch Covid-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch tới giáo dục và đào tạo.
Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, ông Sơn đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập. Cùng đó, tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục đại học, sau đại học cho sinh viên, học viên. “Trọng tâm vẫn là bù đắp, củng cố chất lượng giáo dục từ phổ thông tới đại học” - ông Sơn nêu rõ.
Trong năm 2022, ngành Giáo dục cũng sẽ tập trung hoàn thành, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn 2045 và triển khai nhanh các công việc liên quan đến chiến lược này.
Đối với giáo dục phổ thông, theo ông Sơn, năm 2022 và 2023 được xác định là 2 năm trọng yếu trong triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, cần phải nhìn thấy hết thách thức đặt ra về nguồn lực, điều kiện thực hiện để có phương án khắc phục và triển khai. Ngoài ra, kỳ thi THPT và triển khai tự chủ đại học cũng được Bộ trưởng nhìn nhận còn nhiều thách thức, cần phải có các giải pháp, hành động ráo riết hơn.
Một số nhiệm vụ trọng tâm khác như tăng cường chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường các thiết chế văn hóa trong hệ thống giáo dục và đào tạo… cũng được ông Sơn lưu ý thực hiện trong năm 2022.
Hải Nguyên
2 nữ sinh Kinh tế làm trưởng phòng, kiếm chục triệu mỗi tháng
Đang trên ghế giảng đường, song nhiều bạn trẻ đã rất năng động, tự tìm kiếm các công việc làm, thậm chí mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.