Sáng tạo của cô giáo trẻ giúp học sinh trở nên ngoan ngoãn hơn_ra kèo bóng đá hôm nay
Cô Caylee Carullo là giáo viên mầm non ở Denver (Colorado,ángtạocủacôgiáotrẻgiúphọcsinhtrởnênngoanngoãnhơra kèo bóng đá hôm nay Mỹ). Trong suốt 7 năm qua, cô sử dụng công cụ là một “chiếc điện thoại thần kỳ” trong dạy học và đã mang lại những kết quả bất ngờ, giúp kiểm soát hành vi ở trẻ mẫu giáo.
“Trong lớp học của tôi luôn có một chiếc điện thoại cố định bị ngắt kết nối. Mỗi khi quan sát thấy một bạn nhỏ nào có hành vi tích cực, tôi sẽ nhấc điện thoại lên để gọi báo cáo.
“Thế nhưng, tôi sẽ không gọi cho bố mẹ của các bạn nhỏ hay ban giám hiệu. Người tôi gọi thường là một nhân vật vô hình nào đó như siêu nhân, người dơi, chuột Minnie hay cảnh sát Paw,… - những nhân vật mà bọn trẻ coi là biểu tượng của công lý hay sự tốt đẹp. Điều quan trọng nhất là tôi chỉ báo cáo những hành vi tốt của trẻ mà thôi”, cô giáo Carullo chia sẻ.
“Chiếc điện thoại thần kỳ” của cô Caylee Carullo, giáo viên mầm non ở Denver (Colorado, Mỹ).
Cô Carullo sau đó sẽ lớn tiếng thông báo với “nhân vật vô hình” ở đầu dây bên kia về những điều tuyệt vời mà lũ trẻ đã làm được. “Không phải nói cũng biết những đứa trẻ đã vui vẻ và phấn khích như thế nào với thành tích của mình.
Tôi phát hiện ra rằng, chúng ta càng chú ý và phản ứng với một hành vi nào đó ở trẻ, thì chúng sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó nhiều hơn. Do đó, thay vì chỉ trích khi trẻ làm những điều không tốt, chúng ta nên tuyên dương và khen ngợi khi chúng làm được những việc tốt”, cô Carullo phân tích.
Theo cô Carullo, giáo viên mầm non hiện tại vẫn chưa được đào tạo đủ kỹ năng kiểm soát hành vi ở trẻ. Bản thân cô cũng phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự xây dựng được phương pháp cho riêng mình.
Cô Carullo lấy ví dụ về một cậu học trò đã nhập học vào giữa năm ngoái. Cậu bé “nổi tiếng” với các hành vi gây rối, quậy phá, đẩy đổ các kệ sách và ném đồ đạc. Những điều cậu bé thường xuyên phải nghe thấy là tiếng la mắng, quát nạt từ phụ huynh và cô giáo. Thế nhưng với cô Carullo, thay vì kỷ luật cậu bé này, cô đã làm điều hoàn toàn ngược lại.
“Tôi nghĩ rằng trước khi muốn học sinh thay đổi thì giáo viên phải kết nối và làm thân với chúng. Tôi đã để ý những thói quen của học trò, hỏi cậu bé về ý nghĩa của những ký tự trên túi xách hay họa tiết trên chiếc áo đang mặc. Tôi đã khen rất nhiều, tuyên dương mỗi khi cậu bé làm được việc tốt. Lâu dần, tôi đã có thể kết nối được với lũ trẻ và kiếm soát được hành vi của chúng”, cô Carullo nói.
Cô Carullo sau đó đã chia sẻ phương pháp này lên mạng xã hội và sẵn sàng tư vấn cho những giáo viên khác có mong muốn tìm hiểu.
“Kỳ vọng của tôi là giúp các giáo viên mầm non vượt qua được thách thức trong việc kiểm soát hành vi xấu ở trẻ. Chỉ khi loại bỏ được những rào cản đó, giáo viên mới có thể kết nối được với học sinh và định hướng được những điều tốt đẹp cho trẻ”, cô giáo Carullo nhấn mạnh.
Thời Vũ(Theo Fox News)
Chiếc túi 'thần kỳ' giúp trường học Mỹ hạn chế học sinh dùng điện thoại
Tại Mỹ, trung bình, một đứa trẻ nhận được chiếc điện thoại thông minh đầu tiên khi lên 10, tương đương với học sinh lớp 5 ở Việt Nam.