Nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học New Englandcho rằng nguy cơ đau tim của một người cao gấp 6 lần khi họ bị cúm.
Không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không bị bệnh. Nhưng nghiên cứu cho thấy tăng cường hệ miễn dịch có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh,áchgiúpbạntăngcườngmiễndịchvàbảovệsứckhỏbet88 kèo giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng.
Ăn thực phẩm màu sắc cầu vồng
Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống bổ dưỡng với đầy đủ khoáng chất và vitamin rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch.
Theo Tiến sĩ người Mỹ Deepak Chopra, việc ăn đủ những thứ bạn cần không hề khó. Ông đã chuyển sang chế độ ăn kiêng tập trung vào các thực vật có đủ bảy màu cầu vồng và các hương vị khác nhau như ngọt, chua, mặn và đắng.
Tiến sĩ Jacob Teitelbaum, tác giả người Mỹ của nhiều cuốn sách y học, đưa ra tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch: “Bạn cần hấp thụ ít nhất 15mg kẽm, 200mg vitamin C, 3.000 đơn vị vitamin D và 150mcg selen mỗi ngày”.
Uống đủ nước mỗi ngày
Theo The Healthy,mọi hoạt động trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt, bao gồm cả hệ miễn dịch. Tiến sĩ Teitelbaum giải thích, khi chúng ta tiếp xúc với virus, tuyến phòng thủ đầu tiên là các kháng thể IgA. “Chúng giống như lực lượng hải quân, chỉ hoạt động tốt nhất khi đủ nước”, vị chuyên gia giải thích.
Nuôi dưỡng ruột
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Chất dinh dưỡng cho biết, ruột của chúng ta chứa 70 đến 80% số tế bào miễn dịch của cơ thể.
Kavita Desai, chuyên gia sức khỏe phụ nữ, chia sẻ: “Tôi bổ sung probiotics chất lượng cao hằng ngày. Tôi cũng ăn các loại thực phẩm chứa prebiotic để tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột”.
Probiotics (men vi sinh) là những vi khuẩn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như sữa chua, dưa, kim chi có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Prebiotics là loại chất xơ có trong rau, trái cây và các loại đậu. Con người không thể tiêu hóa các chất xơ này, nhưng lợi khuẩn đường ruột có thể.
Tích cực vận động
Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần tập thể dục trong 20 phút/ngày cũng có tác dụng chống viêm đối với cơ thể chúng ta, tăng cường hệ miễn dịch. Tiến sĩ Desai nói: “Tôi thích bắt đầu mỗi ngày bằng việc đi bộ nhanh. Đây không chỉ là bài tập tuyệt vời mà còn là một cách tốt để cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần”.
“Trong ngày, nếu phải ngồi nhiều, tôi cố gắng nghỉ giải lao nhanh sau mỗi giờ để đi lại hoặc đôi khi, tôi sẽ đứng khi gọi điện thoại”.
Duy trì lịch trình ngủ
Tiến sĩ Katherine Hall, nhà tâm lý học giấc ngủ tại Somnus Therapy, thông tin, khi chúng ta ngủ, cơ thể sửa chữa các mô bị tổn thương và loại bỏ các độc tố tích tụ trong ngày.
“Nghiên cứu chỉ ra giấc ngủ cải thiện các tế bào miễn dịch, chống lại các tế bào bị nhiễm virus và những mầm bệnh khác, giúp chúng ta khỏe mạnh”, Tiến sĩ Hall nói.
Nghiên cứu năm 2020 ghi nhận, những người giữ lịch trình ngủ nhất quán (đi ngủ và thức dậy cùng thời điểm hằng ngày) có hệ miễn dịch mạnh hơn.
Kiểm soát căng thẳng
Tiến sĩ Jeff Gladd, MD, Giám đốc y tế tại Fullscript, cho biết: “Nghiên cứu chứng minh căng thẳng ngắn hạn có thể kích hoạt hệ miễn dịch của chúng ta - nhưng căng thẳng dài hạn sẽ gây hại. Không thể tránh hoặc loại bỏ hoàn toàn căng thẳng khỏi cuộc sống nhưng việc kết hợp tập thể dục và thực hành chánh niệm hằng ngày như thiền và hít thở sâu giúp chúng ta đối phó với căng thẳng tốt hơn”.
Tiến sĩ Chopra khuyên bạn nên thử tập yoga và các kỹ thuật thở có tác dụng kích hoạt dây thần kinh phế vị, chế ngự phản ứng stress. Ngoài ra, vị chuyên gia cũng gợi ý xem những video hài hước trên mạng.
Ưu tiên kết nối xã hội
Tiến sĩ Reuben K. Chen cho biết, các mối quan hệ của chúng ta có tác động mạnh mẽ trong việc giảm mức độ căng thẳng. Việc cô lập khỏi những người khác có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn.
Việc thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh khác nhau khi gặp gỡ mọi người có thể tăng cường chức năng miễn dịch của bạn. Nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Psychology xác nhận những người duy trì các mối quan hệ xã hội lành mạnh tạo ra nhiều kháng thể hơn.