Mắc bệnh gout không nên ăn gì?_đội hình empoli gặp bologna

Bệnh gout có cần phải kiêng hoàn toàn thịt cá,ắcbệnhgoutkhôngnênăngìđội hình empoli gặp bologna hải sản hay không? Chế độ ăn uống có giúp các triệu chứng bệnh giảm bớt? (Nguyễn Văn Lý, 42 tuổi, TP.HCM)

Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Thị Lê, khoa Tim mạch khớp nội tiết, Bệnh viện Quân y 175, tư vấn:

Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purine, gây tăng acid uric máu, dẫn đến lắng đọng tinh thể muối của acid này ở các mô, từ đó sinh ra các triệu chứng của bệnh.

Cụ thể, người bệnh thường có biểu hiện như viêm khớp cấp tính gây sưng, đau nhức khớp; lắng đọng sạn urat làm nổi những cục hay hạt dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót; sỏi urat, acid uric trong hệ thống thận - tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận; acid uric tăng cao khi xét nghiệm máu.

Trong đó, triệu chứng thường gặp nhất là tình trạng viêm khớp do gout. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng do thói quen ăn uống không hợp lý, quá nhiều chất đạm và sinh hoạt không khoa học. 

Người bị bệnh gout sẽ bị ảnh hưởng đến thận, làm giảm đào thải acid uric. Chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể người bệnh, mà còn giúp duy trì acid uric ở ngưỡng trung bình, hạn chế các cơn gout cấp tái phát, làm chậm tiến triển bệnh, giảm nguy cơ gout mạn tính. Ngoài ra, dinh dưỡng còn giúp nâng hiệu quả điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gout. 

Thực phẩm cần tránh:

Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purine cao. Người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gout cần lựa chọn thực phẩm ở nhóm I hoặc nhóm II, không nên sử dụng thực phẩm ở nhóm III, nhóm IV, theo bảng dưới đây.

Người bị bệnh gout nên chọn thực phẩm ở nhóm I hoặc nhóm II. Ảnh: BV Quân y 175.

Tuy nhiên, một số thực phẩm giàu purine như bột kiều mạch, đậu Hà Lan, nấm, rau bina, súp lơ lại không làm tăng nguy cơ gout. Nguyên nhân là các thực phẩm này giàu chất xơ nên làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái biến đạm nên giảm sự hình thành acid uric.

Hạn chế ăn thịt, tôm, cá: Người có cân nặng dưới 50kg được ăn 100g, người ≥ 60kg ăn không quá 150g các thực phẩm này. Hạn chế hoặc tránh sử dụng dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, các thực phẩm chiên rán, nhiều mỡ động vật.

Chế độ dinh dưỡng cần duy trì:

Các thực phẩm chứa dưới 50% purin như thịt lợn nạc, lườn gà, trứng, sữa ít béo… (chỉ nên chiếm 10% protein tổng giá trị bữa ăn).

Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải acid uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.

Các thực phẩm chất béo nên sử dụng ở người mắc bệnh gout gồm: Dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng.

Tinh bột thường được khuyến cáo sử dụng gồm mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo…

Khi chế biến thức ăn, nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm. Người bệnh cần đảm bảo lượng nước uống trong ngày 40ml/kg cân nặng/ ngày.

Bổ sung thêm 500-1.000mg vitamin C hàng ngày.

Do đâu bệnh gout ngày càng nhiều người mắc?

N.H.N (34 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) làm nông từ nhỏ. Khi đến BVĐK MEDLATEC anh đã sưng đau, nóng đỏ khớp ngón chân cái; di chuyển vô cùng khó khăn.