Quan tâm tới việc bảo vệ quyền lợi tiêu dùng cho người yếu thế_bdkq fa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tờ trình.

Chiều 15/8,âmtớiviệcbảovệquyềnlợitiêudùngchongườiyếuthếbdkq fa tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Tăng cường nhận thức, năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Dự án Luật xác định các nguyên tắc xây dựng cơ bản, gồm: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của xã hội, có sự kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam; bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên cơ sở tăng cường nhận thức, năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, để chuẩn bị cho quá trình xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trong giai đoạn 2019-2020, Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện các hoạt động tổng kết thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thực hiện các nghiên cứu, đánh giá, rà soát để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trình các cấp thẩm quyền cho ý kiến.

Quang cảnh phiên họp.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) hiện có 7 Chương, 80 Điều, được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 7 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 6/5/2021.

Dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, bổ sung thêm một chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; đã sửa đổi khái niệm người tiêu dùng theo hướng làm rõ người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không vì mục đích thương mại.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc sửa đổi nêu trên nhằm tạo căn cứ xác định chính xác người tiêu dùng trong quá trình thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, tuy nhiên, cần lưu ý về sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới; về yêu cầu bảo đảm quyền con người trong thi hành Hiến pháp năm 2013; về sự phối hợp, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; số vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tăng nhanh nhưng công tác giải quyết tranh chấp chưa thật sự hiệu quả.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng cơ bản đồng tình với phạm vi sửa đổi của dự thảo Luật và đề nghị định vị rõ hơn vị trí, mối quan hệ của Luật trong hệ thống pháp luật hiện nay.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng dự thảo Luật cần tiếp cận theo hướng chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù, chưa được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hiện hành để bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng.

Về cơ bản, dự thảo Luật đã thể chế hóa và phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn các chủ trương của Đảng được ban hành gần đây để thể hóa kịp thời, đầy đủ các nội dung có liên quan.

Ông Lê Quang Huy đánh giá đa số các quy định trong dự thảo Luật có tính khả thi. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát trong quá trình xây dựng Luật, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để bảo đảm tính khả thi của một số quy định, tránh việc quy định chung, khó định lượng.

Quan tâm tới việc bảo vệ quyền lợi tiêu dùng cho người yếu thế

Thảo luận tại phiên họp, hầu hết các ý kiến cho rằng sau 12 năm thực thi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến tạo các khuôn khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam thời gian tới.

Tuy nhiên, trước những tồn tại, hạn chế liên quan đến tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, cần thiết xây dựng dự án Luật sửa đổi theo hướng phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, những yêu cầu, xu thế mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ sự quan tâm tới việc sửa đổi, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm tính phù hợp với các chủ trương của Đảng và tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật và những điều ước có liên quan như: Bộ luật Dân sự; pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; pháp luật về giao dịch điện tử; pháp luật về tố tụng hình sự và các phương thức liên quan đến việc hòa giải, thương lượng và các trình tự; vấn đề tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa, bao gồm cả vấn đề về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, pháp luật về quảng cáo; các quy định về pháp luật liên quan đến cung ứng dịch vụ công; các vấn đề liên quan đến luật pháp và điều ước quốc tế...

Đồng thời, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cần làm rõ tính tương thích và phù hợp của Luật này đối với công tác dân tộc và bảo vệ người yếu thế, bởi trong điều kiện thị trường phát triển trình độ chưa thực sự cao, hiểu biết của người mua và người bán chưa đạt mức độ bình đẳng, thường sự bất lợi sẽ rơi vào người thiếu thông tin và người yếu thế. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ càng bên cạnh vấn đề về giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Đề cập tới 3 nhóm dịch vụ công gồm quản lý Nhà nước, sự nghiệp công, dịch vụ công ích do các doanh nghiệp cung cấp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tích hợp các quy định cụ thể về các nhóm dịch vụ công trong dự án Luật bởi đây là vấn đề rất lớn, phức tạp, nhưng lại liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh xã hội, đời sống người tiêu dùng cả nước.

Đánh giá cao sự cần thiết của việc sửa đổi, hoàn thiện để thông qua dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh đây là dự án Luật rất được quan tâm, thể hiện sự mong đợi của người dân, xã hội về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý dự án Luật này cần tập trung khắc phục bất cập về quyền lợi người tiêu dùng trong luật trước đây; nhấn mạnh quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, tổ chức kinh doanh với người tiêu dùng, đảm bảo trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh, trong đó tập trung vào trách nhiệm của doanh nghiệp với người tiêu dùng, đồng thời cần có chính sách khuyến khích hình thức sản xuất và tiêu dùng xanh, bền vững.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng cần có cơ chế phối hợp để cả hệ thống chính trị vào cuộc trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có việc phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trong tham gia giám sát bảo vệ người tiêu dùng.

Đóng góp ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng hiện nay, người tiêu dùng vẫn hằng ngày, hằng giờ bị xâm hại quyền lợi trên môi trường mạng, đặc biệt là về thông tin cá nhân.

Thực tế có không ít bên cung cấp dịch vụ đã sử dụng thông tin của khách hàng trái mục đích với việc nghiên cứu phục vụ kinh doanh theo quyền hạn được pháp luật cho phép. Thực trạng này dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề gây phiền toái, mất thời gian, thậm chí gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, do đó, cần rà soát, nghiên cứu để các quy định của dự án Luật (sửa đổi) có thể bảo vệ triệt để lợi ích người tiêu dùng trong những trường hợp tương tự.

Ngoài ra, theo ông Vũ Hồng Thanh, bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh thường xuyên bị lợi dụng, có nhiều biến tướng, dẫn tới những hệ lụy không nhỏ đối với người tiêu dùng. Nội dung này nên được tách riêng trong dự án Luật (sửa đổi) để bổ sung các quy định cụ thể nhằm xử lý có hiệu quả vấn đề trên./.

Theo TTXVN