Sáng nay (3/6),àolớpởHàNộiThísinhkhôngngờđềTiếngAnhvàLịchsửdễnhưvậti le ma cao các thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội đã hoàn thành 2 bài thi môn Tiếng Anh và Lịch sử kéo dài 60 phút.
Các thí sinh sau giờ thi môn Lịch sử
Tại điểm thi Trường THPT Chu Văn An, nhiều thí sinh cho biết, đề thi cả hai môn này đều “dễ thở” và không có yếu tố bất ngờ.
“Đề thi Sử sát với tài liệu ôn tập của Sở nên không quá khó với em. Tuy nhiên có một phần dễ gây nhầm lẫn cho thí sinh là lịch sử thế giới. Rất may, em đã ôn khá kỹ phần này nên làm khoảng 30 phút là hoàn thành bài thi”, Nguyễn Gia Linh (cựu học sinh Trường THCS Cầu Giấy) nói.
Linh cho biết, năm nay là năm đầu tiên Hà Nội áp dụng hai môn thi tiếng Anh và Lịch sử. Để chuẩn bị cho kỳ thi này, Linh đã phải ôn luyện kín tuần, cả chiều và tối.
Dự định thi vào chuyên Anh, riêng môn này, Linh phải học ôn tại hai lớp khác nhau. “Em chọn học một cô giáo Chuyên Ngữ và một cô dạy Chuyên Sư phạm để làm quen trước với dạng đề mỗi trường.
Ngoài ra, em cũng học thêm cả Văn, Toán và Lịch sử. Lúc đầu em cũng thấy rất áp lực. Tuy nhiên, vì đề Sử và Tiếng Anh đều khá dễ nên em cũng thấy thoải mái hơn”, Linh nói.
Nhiều thí sinh đánh giá đề thi môn Sử và Anh không quá khó
Đăng ký vào lớp chuyên Lý, Nguyễn Trung Dũng, cựu học sinh Trường THCS Giảng Võ không dành quá nhiều thời gian cho việc ôn tập môn Lịch sử.
“Em chỉ tập trung vào khoảng 2 tuần cuối trước khi thi. Tuy nhiên, em thấy đề Sử và Tiếng Anh năm nay khá dễ. Môn Sử dễ nhất vẫn là khoảng 30 câu hỏi về lịch sử Việt Nam. Môn này em làm khoảng 15 phút đầu là xong, còn Tiếng Anh mất 30 phút.”
Dũng cho biết, em đặt kỳ vọng rất nhiều vào Trường THPT Chu Văn An. Vì vậy, giai đoạn trước khi thi, lịch học của Dũng dày đặc với các môn Toán, Văn, Anh, Lịch sử và môn chuyên là Vật lý.
“May mắn đề không khó như em tưởng tượng. Với môn Sử, đề ở mức cơ bản với những kiến thức chỉ ở mức vận dụng. Em nghĩ chỉ cần nắm vững dạng đề theo đề thi minh họa của Sở là dễ dàng trên 8 điểm”.
Cho rằng đề “không có gì hóc búa”, Bùi Văn Châu Anh, cựu học sinh Trường THCS Cầu Giấy cho biết, môn Lịch sử đa phần là những câu hỏi vận dụng kiến thức cơ bản, trong khi môn Anh cũng không có nhiều câu hỏi khó. Châu Anh ước tính cả hai môn mình có thể trên 8 điểm.
“Cả hai môn thi hôm nay đều không có gì khó hay đánh đố học sinh. Em dự định sẽ về nhà ngủ một giấc để dành sức cho môn thi chuyên Hóa ngày mai”, Châu Anh nói.
Nhiều thí sinh vui vẻ sau 2 môn thi cuối cùng
Như vậy, sau khi kết thúc hai môn thi Lịch Sử và Tiếng Anh sáng ngày 3/6, các thí sinh đã hoàn thành xong kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội.
Đây là năm đầu tiên các thí sinh phải dự thi bốn môn gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử để vào lớp 10 các trường công lập. Điểm xét tuyển là tổng điểm bốn môn thi, trong đó Toán và Ngữ văn được nhân hệ số hai.
Chiều nay, các thí sinh đăng ký vào 4 trường chuyên của Hà Nội là Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chuyên Nguyễn Huệ, Sơn Tây và Chu Văn An sẽ tiếp tục dự thi các môn chuyên là Ngữ Văn, Toán, Tin học và Sinh học.
Cách tính điểm xét tuyển vào các trường, lớp chuyên vẫn không thay đổi do không tính điểm Lịch sử. Điểm xét tuyển vào trường, lớp chuyên của Hà Nội là tổng điểm của các môn không chuyên Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (hệ số 1) và môn chuyên (hệ số 2).
Thúy Nga
Đề thi lớp 10 môn Lịch sử của Hà Nội năm 2019
Sáng ngày 3.6, Lịch sử là môn thi cuối cùng mà các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển vào lớp 10 năm 2019 của Hà Nội phải hoàn thành.