Mới đây,ảicấpcứuvìquênthuốctiêminsulinđiềutrịđáitháođườngkhiđidulịkết quả adana demirspor Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận một ca bệnh tự ý bỏ thuốc điều trị dẫn đến nôn mửa, nhiễm toan ceton, đường máu tăng cao.
Bệnh nhân N.T.Q.V. (36 tuổi, trú tại Hà Nội) được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 1được 5 năm. Chị V. đang điều trị tại tuyến huyện và phải sử dụng thuốc tiêm insulin. Gần đây, bệnh nhân đi du lịch cùng bạn bè nhưng không mang theo thuốc tiêm để sử dụng. Sau 3 ngày bỏ thuốc, bệnh nhân đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn nhiều, khó thở, nhiễm toan ceton, đường máu mao mạch lúc nhập viện là 29,5 mmol/l.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, những người bị đái tháo đường cần tuân thủ các chế độ điều trị, bao gồm sử dụng thuốc, ăn uống, thay đổi thói quen sống, kiểm soát đường huyết, khám sức khỏe định kỳ.
Việc không tuân thủ kéo theo những biến chứng cấp tính như: Hạ đường huyết, nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng đường máu không nhiễm toan ceton, hôn mê nhiễm toan lactic, các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Ngoài ra, những biến chứng mạn tính được ghi nhận như biến chứng thần kinh, loét chân và đoạn chi, biến chứng tim mạch, suy thận, biến chứng mắt, suy giảm nhận thức.
Vì vậy, người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị là chìa khóa vàng để kiểm soát chặt chẽ tình trạng sống chung với bệnh. Trong điều trị đái tháo đường, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào ý thức hợp tác tự quản lý của người bệnh.
Hơn 10 bệnh nhân ngộ độc thuốc trị đái tháo đườngHơn 3 tháng qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La ghi nhận hơn 10 ca bệnh ngộ độc Metformin - một loại thuốc trị bệnh đái tháo đường.