Chia sẻ tại buổi Giao ban Quản lý Nhà nước tháng 2/2020 của Bộ TT&TT,ếViệtNamcầnnhiềucúhíchtăngtrưởngtừcôngnghệsoi keo truc tuyen Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mới đây Thường trực Chính phủ đã nói về việc tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể không đạt mục tiêu do ảnh hưởng của dịch cúm gây ra bởi virus Covid-19. Tuy nhiên, cũng tại cuộc họp, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng. Điều này đồng nghĩa với việc phải có những giải pháp vô cùng mạnh mẽ.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, đây là dịp để thúc đẩy các quyết sách, chủ trương mà Việt Nam vẫn còn đang lưỡng lự, từ đó tạo ra đà tăng trưởng mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, nếu được triển khai, Mobile Money sẽ tạo nên sự đột phá vô cùng mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc bán hàng ở vùng sâu vùng xa và thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, kinh tế Việt Nam cần nhiều cú hích tăng trưởng từ ngành thông tin & truyền thông. Ảnh: Trọng Đạt |
Bên cạnh đó, việc đấu thầu tần số cũng có thể sẽ mang tới một nguồn thu mới cho ngân sách. Số tiền thu được từ đấu thầu tần số có thể lên tới từ 6.000 cho đến 10.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, khi cấp tần số mới, các nhà mạng sẽ phải bỏ tiền ra đầu tư. Điều này giúp kích thích tiêu dùng, kích thích kinh tế phát triển. Các dịch vụ mới của nhà mạng ra đời cũng sẽ khiến sức mua tăng lên. Do đó, việc đấu thầu tần số cũng sẽ là một cú hích cho nền kinh tế.
Hiện tại, nhóm 4 công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, Apple, Amazon kiếm lợi từ Việt Nam ít nhất 1 tỷ USD mỗi năm. Việc buộc các doanh nghiệp xuyên biên giới nộp thuế sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách. Các doanh nghiệp Việt Nam nhờ thế sẽ được cạnh tranh sòng phẳng và có điều kiện phát triển hơn
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, ngành viễn thông nhiều năm nay ở vào tình trạng tăng trưởng thấp. Điều này là bởi vấn nạn SIM rác, khuyến mại khủng, cạnh tranh quá đà,... Đây chính là lúc cần phải mạnh tay xử lý tình trạng này để tạo ra cú hích cho xã hội và thúc đẩy nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trọng Đạt |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng sẽ đi cùng với các cơ hội, thậm chí là những cơ hội rất lớn. Do vậy, cần phải nhìn ra những cơ hội này để đưa vào chính sách nhằm giải quyết sớm các vấn đề tồn tại, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển.
Chia sẻ nhận định của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Trung Quốc sẽ thoát khỏi dịch cúm chậm hơn Việt Nam. Rất có thể sẽ có những làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ cần sớm nhìn ra để tìm cách đón các làn sóng đầu tư mới.
Trước yêu cầu của Chính phủ về việc phải thu hút các tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, Bộ TT&TT chính thức giao việc này cho Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT).
Cũng tại buổi họp Giao ban Quản lý Nhà nước tháng 2, Bộ trưởng Bộ Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ phải thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện các đề án bị chậm kế hoạch, đặc biệt là đề án Chuyển đổi số Quốc gia. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành kế hoạch hành động dựa trên Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Trọng Đạt