Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam - Vietnam ICT Summit 2018 sẽ được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp với Ban Phát triển kinh tế tư nhân tổ chức vào ngày 18/7/2018 tại Khách sạn InterContinental Landmark2,ệtNamsẽhướngmạnhđếnxâydựngChínhphủsốKinhtếsốsố liệu thống kê về a.f.c. bournemouth gặp arsenal Hà Nội. Đây là lần thứ 8 chương trình được tổ chức với chủ đề: “Hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số”.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ - cơ quan được Chính phủ giao chủ trì việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào năm 2014 đã lần đầu tiên đưa ra khuyến nghị về các chiến lược Chính phủ số. Trong đó, OECD phân biệt rõ giữa Chính phủ điện tử (nơi công nghệ được ứng dụng để cải tiến hiệu quả các quá trình hiện hữu) và Chính phủ số (nơi các dịch vụ được hình thành ý tưởng và cung cấp theo những cách đổi mới và sáng tạo nhờ có sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại).
Cụ thể, theo định nghĩa của OECD, “Chính phủ điện tử” (E-Government) là việc Chính phủ sử dụng các CNTT và truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet, như một công cụ để đạt được hiệu quả tốt hơn. Còn “Chính phủ số” (Digital Government) là việc sử dụng các công nghệ số, như một phần thiết yếu trong các chiến lược hiện đại hóa Chính phủ để tạo ra các giá trị công. Quá trình này dựa trên một hệ sinh thái Chính phủ số bao gồm các tác nhân liên quan đến Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân, thúc đẩy sự tạo ra và truy cập dữ liệu, dịch vụ và nội dung thông qua sự tương tác với Chính phủ.
Các đặc trưng chính của Chính phủ số theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới - tổ chức lớn nhất toàn cầu về đấu tranh chống đói nghèo và nâng cao mức sống của người dân các nước đang phát triển, bao gồm: Các nguyên tắc đối với dịch vụ của Chính phủ số (mặc định là số hóa; không phụ thuộc thiết bị, hướng tới thiết bị di động; thiết kế dịch vụ lấy người dùng làm trung tâm; số hóa hoàn toàn; Chính phủ là nền tảng - Platform), Các khối tiêu chuẩn của Chính phủ số (Một cổng duy nhất; dữ liệu được tích hợp và chia sẻ trong toàn bộ khu vực công; các dịch vụ liên bộ, liên ngành hoặc liên vùng được chia sẻ; cơ sở hạ tầng của Chính phủ được dùng chung; các mạng cảm biến và khả năng phân tích dữ liệu được cải thiện; an toàn thông tin mạng và bảo đảm tính riêng tư), Kỹ năng và yếu tố dẫn dắt của Chính phủ số (khả năng lãnh đạo và điều hành chính quyền; đổi mới trong nội bộ Chính phủ; thay đổi kỹ năng và văn hóa).
Chính phủ số được công nhận là một sáng kiến quan trọng đối với cải cách hành chính công, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu nỗ lực cho cả chính phủ và người dân. Việc xây dựng Chính phủ số tạo ra các giá trị mới, nâng cao chất lượng dịch vụ công, giúp các Chính phủ minh bạch và hiệu quả hơn. Trong khi đó, dữ liệu mở sẽ tạo động lực cho phép mọi người truy cập và sử dụng dữ liệu giúp thông tin được nhanh chóng, chính xác, tạo các cơ hội lớn để phát triển kinh tế số.
Chính phủ Việt Nam đang thể hiện những nỗ lực và quyết tâm cao trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số minh bạch, hiệu quả, đem lại lợi ích cho người dân. Một loạt các kế hoạch, chương trình được đặt ra, phấn đấu đưa Việt Nam vào Top 4 ASEAN về dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử. “Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2018 sẽ đặt trọng tâm là thu nhận những kinh nghiệm của các nước đi trước, tập hợp tri thức các chuyên gia, doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và bàn thảo nhằm đề xuất các giải pháp, chương trình thực hiện ngay trong giai đoạn 2018 - 2020, để cụ thể hoá quyết tâm của Chính phủ”, đại diện VINASA cho biết.
Cũng theo VINASA, Vietnam ICT Summit năm nay nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn. Bộ trưởng Bộ TT&TT, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT sẽ tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn.