Hàng trăm phụ nữ bị ung thư máu sau khi nâng ngực đang làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của công nghệ làm đẹp này.
Thói quen xấu có thể gây ung thư thận nhiều người làm hàng ngày
Bà bầu Nghệ An siêu âm thai đôi,Đổxôđinângngựchơnphụnữđauxótvìmắcungthưmálịch tuong thuat bong da hom nay trong lúc mổ đẻ phát hiện thêm bé thứ 3
Những ngày vừa qua, hơn 400 phụ nữ Mỹ báo cáo bệnh ung thư mà họ đang gặp phải có tên là BIA-ALCL, một dạng ung thư máu cực hiếm liên quan đến thẩm mỹ nâng ngực. Phần lớn những trường hợp xảy ra ở bệnh nhân cấy implant bề mặt nhám, một trong các loại túi implant được sử dụng trong thủ thuật nâng ngực. Loại túi độn này được quảng cáo có bề mặt nhám, tạo nên các mô sẹo xung quanh vị trí đặt túi để tránh xô lệch.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết so với năm ngoái, số người mắc BIA-ALCL đã tăng từ 359 lên 414. Nếu như vào những năm 1997-2010, chỉ 34 trường hợp mắc bệnh này được ghi nhận thì gần đây, tỉ lệ người mắc BIA - ALCL ngày càng tăng cao.
Hiện tại FDA vẫn đang tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của sự việc và điều này gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng mắc bệnh sau 7-8 năm cấy ghép.
"Dựa vào dữ liệu, tỷ lệ mắc BIA-ALCL của người cấy implant bề mặt nhám dao động trong khoảng từ một ca trong số 3.000 - 30.000 ca", FDA cho biết, “Ung thư có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm bằng cách loại bỏ các mô cấy và mô sẹo xung quanh nó, nhưng nhiều bệnh vẫn cần được điều trị hóa trị hoặc điều trị bổ sung”.
Túi độn ngực có bề mặt nhám có thể gây ung thư máu có tên BIA-ALCL, thường chỉ được phát hiện sau 7-8 năm.
Là một người không may mắc phải BIA-ALCL, Michelle Forney, 46 tuổi, chia sẻ: "Tôi đã độn ngực được khoảng 19 năm. Mọi thứ đều tốt đẹp cho đến năm 2015. Và vào tháng 12 năm ngoái, tôi ngủ dậy và thấy ngực sưng to bằng một quả bóng chuyền trong khi ngày hôm trước vẫn bình thường".
Các bác sĩ ban đầu chẩn đoán Michelle bị viêm vú và kê kháng sinh nhưng thuốc không hề có tác dụng. Sau nhiều lần thăm khám, các bác sĩ nhận ra vấn đề của Michelle nằm ở các túi độn trong ngực và thuyết phục cô loại bỏ chúng. Nhờ phẫu thuật, các bác sĩ tìm thấy những khối u nhỏ xung quanh vị trí đặt túi độn, lúc này, họ kết luận những triệu chứng mà Michelle gặp phải xuất phát từ BIA-ALCL.
Sắp tới, FDA dự định tổ chức các buổi điều trần công khai về BIA-ALCL để xác định mức an toàn của độn ngực. Trong khi trước đó tại Pháp, các bác sĩ đã được chỉ dẫn tránh xa sử dụng túi độn bề mặt nhám.
"Chúng tôi sẽ rất vui nếu FDA yêu cầu mọi bệnh viện, mọi bác sĩ phẫu thuật trao đổi với các bệnh nhân độn ngực về dấu hiệu, triệu chứng của BIA-ALCL", Forney nói. "Tôi nghĩ rằng tất cả các bác sĩ đã đặt túi độn cho bệnh nhận của mình đều phải chịu trách nhiệm".
An An (Dịch theo People)
Điều kỳ diệu đã xảy ra, phương pháp giải mã trình tự gene đã giúp cậu bé thoát khỏi căn bệnh ung thư não di căn nguy hiểm bậc nhất.