Thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín. |
“Tết cũng nhắc nhở con người thể hiện sự hài hòa với thế giới tự nhiên,ếntạoTếtanvuitừsựtửtếmỗingàket qua myanmar giữ môi trường sinh thái trong lành, để thấy rằng trách nhiệm của mỗi con người là sự thống nhất giữa mối quan hệ con người - tự nhiên - và xã hội đó cũng là mối quan hệ trong triết lý phương Đông: Thiên - Địa - Nhân hợp nhất”.
Thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín, Trưởng Bộ môn Việt Nam học (chuyên ngành Du Lịch) - trường Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ với VietNamNetvề văn hóa Tết như vậy. Trong cuộc trò chuyện cuối năm Canh Tý 2020, ông cũng nói về cách kiến tạo Tết an vui, sống tử tế…
Tết giúp ta sống sâu sắc hơn
Chào Thạc sĩ, theo ông, khoảng thời gian Tết có ý nghĩa như thế nào trong đời sống người Việt?
- Tết là một thời điểm đặc biệt, nó như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Do vậy, Tết là thời gian lắng đọng, suy tư, giúp ta hoài niệm về quá khứ, suy tưởng, gửi gắm niềm tin, hoài vọng đến tương lai và cảm nhận những gì đang hiện hữu.
Không gian Tết là không gian “thiêng liêng”. Nơi đó giúp con người được kết nối với nhau, kết nối với quê hương, tổ tiên, chan hòa trong tình thương mến gia đình, đồng loại. Do vậy, Tết đã trở thành một mỹ tục của người Việt, nó không chỉ đơn thuần là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới hay đơn giản là sự chuyển mùa, mà hơn thế, Tết mang ý nghĩa tâm linh và nguồn cội, khiến ta sống sâu sắc hơn.
Sinh hoạt văn hóa, tâm linh trong những ngày cuối năm, đầu năm mới như ông nói, là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, có những niềm tin không đúng, như cầu cúng quá mức, các lễ hội bát nháo mang danh cầu an… Ông có nhận xét hay kiến nghị gì về việc này?
- Trong sâu thẳm của tâm hồn Việt, Tết vừa là một ngày hội mùa xuân tưng bừng giữa đất trời bao la đang rạo rực sức sống mới, vừa là nghi lễ tâm linh thiêng liêng để duy trì truyền thống đạo lý dân tộc.
Tuy vậy, ở thời kỳ hội nhập, giao lưu văn hóa, tiếp thu những yếu tố ngoại sinh, tăng dần tính cá nhân, dần phá vỡ cấu trúc làng xã truyền thống, khiến “không gian văn hóa” cũng như “thời gian văn hóa” có ít nhiều thay đổi.
Điều đó, tác động đến “chủ thể văn hóa”, làm cho một số phong tục đôi lúc xa rời bản chất, ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn vốn có như ban đầu, tạo nên một số thói quen lạ hoặc làm thoái hóa, phai mờ đi nét đẹp truyền thống.
"Tết là thời gian lắng đọng, suy tư, giúp ta hoài niệm về quá khứ, suy tưởng, gửi gắm niềm tin, hoài vọng đến tương lai và cảm nhận những gì đang hiện hữu". |
Theo đó, ngày nay, một số lễ hội mất dần tính thiêng liêng, mất đi ý nghĩa thuần khiết cảm nghiệm văn hóa tâm linh hướng về tổ tiên, đấng thiêng liêng để học tập những đức hạnh, nhớ về nguồn cội, giúp con người hướng thượng. Có thể nói, lễ hội ngày nay “khá trần tục” trong cõi “thiêng”.
Thiết nghĩ, người tham gia lễ hội, cũng như các phong tục khác, cần hiểu rõ về ý nghĩa khởi nguyên/gốc ban đầu của phong tục, thấy được cái đẹp thật sự, nét đặc sắc tinh tế của người xưa gửi gắm. Muốn vậy, phải thật sự kết nối với lịch sử, truyền thống của dân tộc để cùng hòa nhịp với “mã di truyền văn hóa” ấy.
Và cũng cần sự tham gia của những nhà nghiên cứu văn hóa, xã hội, lịch sử,... để có thể tinh lọc nội dung lễ hội và phát huy, giữ gìn cũng như tích hợp những nội dung tiến bộ, để hướng đến những giá trị phổ quát hơn.
Sống với cái Tết “đặc biệt”
Năm nay, người dân sẽ phải đón một cái Tết “đặc biệt” - trong tình hình dịch bệnh trở lại ở nhiều địa phương, lây lan trong cộng động - thì những lễ hội mang màu sắc mê tín có “cơ hội” tạm dừng. Ông có nghĩ đây là dịp để kiểm chứng “tính thiêng” của nó, giúp người dân có suy nghĩ khác, mới hơn?
- Chúng ta vẫn thường nói, trong “nguy” có “cơ”. Trong tình hình dịch bệnh tràn lan không ai muốn như hiện nay, lại rơi vào thời điểm những ngày giáp Tết với tỉ lệ hội hè đình đám rất cao, thiết nghĩ cũng là “cơ hội”, là dịp giúp chúng ta có thể nhìn lại chính mình với khoảng không gian trầm lắng, tạm dừng những cuộc vui quá mức để vừa đủ nhận diện những giá trị văn hóa, cảm nhận “vị” đặc biệt của Tết an lành, để thấu hiểu và thấu cảm được hồn Việt, thấm đẫm tinh thần nhân văn và đạo lý dân tộc.
Cũng xin nói thêm, yếu tố “thiêng” là một giá trị văn hóa của người Việt. Người Việt không đẩy cái thiêng thành một nhận thức luận trừu tượng, trái lại, nó là đối tượng của những ứng xử cụ thể trong đời sống hàng ngày.
Ngày Tết như là một chu kỳ vận hành của thế giới tự nhiên, của vạn vật, có khóa, có mở. Đã là vận hành thì có ngừng nghỉ - dù dưới hình thức nào - để điều chỉnh, để tái vận động - vận hành được bình thường và tốt hơn.
Ông cũng cho rằng, đón Tết an lành là sự an lạc trong mỗi người, sự khai mở trí tuệ, trấn an chính mình trước những biến cố, cụ thể là đại dịch. |
Hoàn cảnh bệnh dịch cũng là cớ để điều chỉnh công cuộc vận hành lớn lao, đồng bộ giữa con người với thiên nhiên rộng lớn, giữa con người với con người. Và dịp Tết này, chúng ta đặt ra ý thức về trách nhiệm đối với đời sống toàn diện của cộng đồng, xã hội để tránh lây lan, tự bảo vệ mình. Đó cũng là một cách ăn Tết có trách nhiệm và hoàn toàn phù hợp với đạo lý của dân tộc.
Trở lại với việc đón Tết an vui, làm sao để có được năm mới an lành? Một năm hanh thông có phải chỉ lệ thuộc vào mỗi hoạt động cầu cúng từ những ngày Tết?
- Tết tuy là một sản phẩm của lịch sử, dù có nhiều mỹ tục, nhưng như đã nói, Tết cũng mang lại nhiều nhược điểm của thời đại cũ, khó hòa nhập với hôm nay.
Người Việt đang hướng đến một xã hội văn minh, công nghiệp, việc hưởng thụ trong dịp Tết, cũng như những hoạt động đón Tết, mừng Xuân cũng cần tính toán sao cho đơn giản.
Cũng cần suy nghĩ lại, làm sao cho Tết vẫn mang đầy đủ ý nghĩa tinh thần, đủ nghi thức cần thiết, song không câu nệ về hình thức và vật chất. Với tinh thần như vậy, hy vọng Tết sẽ ngày càng văn minh hơn nhưng vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa dân tộc.
Mặt khác, cổ nhân có dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo”, mọi thứ đều do tâm mà có, nếu tâm ta có mùa xuân thì lo gì cảnh vật thiên nhiên chẳng xuân. “Tâm xuân thế giới đều xuân”, “Tâm an vạn sự an”.
Đón Tết an lành là sự an lạc trong mỗi người, sự khai mở trí tuệ, trấn an chính mình trước những biến cố, cụ thể là đại dịch Covid-19 này.
Những ngày Tết, cá nhân ông thường làm những gì để bình an trong đời sống? - Ngày Tết tôi thường có thói quen thưởng trà, đọc sách, viết thư pháp, thăm hỏi, chúc Tết người thân và thầy cô. Đây cũng là thời gian tôi tĩnh lặng để tự suy xét, kiểm điểm về mình trong một năm lao động, học tập,… để cải thiện và khắc phục. |
Tết nhắc nhở tình thâm, hài hòa thiên nhiên…
Theo ông, dịp Tết, nhắc nhở con người giá trị nào lớn nhất?
- Tết hội đủ những đặc trưng của nhận thức hiện đại. Nó cũng là sự tương tác tri thức với tự nhiên, là sự tương tác giữa tâm thức và tri thức.
Trong dịp Tết con người sống trong lễ thức tôn nghiêm cùng đạo đức cộng đồng, rồi chan hòa vào các lễ hội, trò chơi… để giải tỏa và quên đi nỗi nhọc nhằn, và tìm thấy những đều tốt đẹp trong di sản của cha ông từ những phong tục.
Có lẽ, giá trị cao nhất của Tết là bộc lộ lòng nhân ái, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được khơi dậy trong tinh thần cộng đồng sâu sắc, là mối dây liên kết bền vững giữa mỗi gia đình và kỷ cương xã hội.
Tết cũng nhắc nhở con người thể hiện sự hài hòa với thế giới tự nhiên, giữ môi trường sinh thái trong lành, để thấy rằng trách nhiệm của mỗi con người là sự thống nhất giữa mối quan hệ con người - tự nhiên - và xã hội đó cũng là mối quan hệ trong triết lý phương Đông: Thiên - Địa - Nhân hợp nhất.
Vậy Tết nay có gì khác với Tết xưa, những biến tướng nào (nếu có) cần điều chỉnh và điều gì giá trị từ Tết xưa (về văn hóa, tâm linh) nên giữ lại, phát huy, thưa ông?
- Những giá trị văn hóa không phải luôn tĩnh tại, mà cũng có thể “động” văn hóa nhất định bởi sự biến thiên của xã hội.
Ở bất cứ cộng đồng nào, dân tộc nào, cũng liên tục tìm ra những cái mới, cùng với nhiều yếu tố khác, khiến cho phong tục Tết nay xuất hiện những nét khác Tết xưa.
Không ít người nói: “Tết giờ sao nhạt quá, không như Tết xưa”, hay “Tết giờ cảm giác không thiêng như trước”,… Sự cảm nhận, hoài niệm, tiếc nuối, so sánh về Tết xưa và nay cũng là một đặc trưng của Tết.
Bởi chỉ có Tết mới cho ta khoảng thời gian nghiền ngẫm, suy tư, gặp người khác thời, khác thế hệ để cùng hàn huyên ngày tháng cũ, để so sánh chuyện xưa nay.
Trong quá trình đó, tất yếu có những biến tướng từ các lễ hội, phong tục như: mê tín (hối lộ thần thánh); hái lộc bằng cách bẻ cây, hái cành; lì xì quá lố, lạm dụng thú chơi cờ bạc, đỏ đen,…
Bên cạnh đó, cũng không ít những hoạt động Tết với nhiều hình thức mới, phong phú, với những nội tiến bộ văn minh, như Tết sẻ chia, Tết xanh, Tết sạch, Tết tử tế, các cuộc thi trưng bày mâm ngũ quả, gói bánh tét, viết thư pháp,...
Tuy tên gọi mang tính hiện đại, nhưng những hoạt động này vẫn mang được giá trị cốt lõi, nhân bản, tương thân tương ái, giữ gìn môi trường sinh thái của truyền thống dân tộc.
Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!
Xem thêm video: Thương hồ miền Tây chở hoa xuân lên Sài Gòn tìm Tết
Tết sum vầy - kỳ vọng lớn lao của bao người đấy - cũng đành phải nhường chỗ cho sự bình an của mỗi cá nhân và cộng đồng.