Xây nhà 70 tầng ở ga Hà Nội Bộ GTVT chính thức lên tiếng_keo nha cai .de
Bộ Bộ Giao thông Vân tải (GTVT) đã chính thức có ý kiến cho Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận. TheâynhàtầngởgaHàNộiBộGTVTchínhthứclêntiếkeo nha cai .deo Bộ này, đồ án cần có sự so sánh đối chiếu cụ thể các chỉ tiêu và các tác động của Đồ án với quy hoạch chung của Hà Nội. Đồng thời, nhấn mạnh tới nguy cơ quá tải hạ tầng hay những nội dung chưa phù hợp với quy hoạch chung.
Văn bản được Thứ trưởng Nguyễn Văn Công vừa ký gửi UBND TPHà Nội, lãnh đạo Bộ GTVT đưa ra hàng loạt lưu ý với Đồ án này trong bối cảnh Hà Nội đang bị quá tải về hạ tầng đô thị.
Theo đó Bộ GTVT nhận được Văn bản số 4417/UBND-ĐT ngày 11/9/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc góp ý đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận, tỷ lệ 1/2000 (sau đây gọi tắt là Đồ án). Sau khi nghiên cứu, Bộ GTVT đã đưa các ý kiến về Đồ án này.
Ga Hà Nội. (Ảnh: Phạm Hải/ VietNamNet) |
Theo Bộ GTVT, thống nhất về các lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch, nhất là việc xác định ga Hà Nội và vùng phụ cận cần được xây dựng một cách thống nhất, đồng bộ và là cơ sở để tổ chức thực hiện quy hoạch. Đồng thời, để hướng tới Thủ đô văn minh, hiện đại và để cụ thể hoá Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, Bộ GTVT đề nghị làm rõ cơ sở lựa chọn phạm vi quy hoạch, phân khu chức năng và tính cấp thiết của việc lập quy hoạch.
Theo Bộ GTVT khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận là trung tâm và là cửa ngõ giao thông quan trọng của thành phố, vì vậy Đồ án cần có sự so sánh đối chiếu cụ thể các chỉ tiêu và các tác động của Đồ án với quy hoạch chung của thành phố.
Đây là Đồ án quy hoạch có tác động lớn đến việc bảo tồn kiến trúc cổ, ảnh hưởng lớn cảnh quan và cấu trúc đô thị Hà Nội, vì vậy đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm việc hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về kiến trúc, quy hoạch và lịch sử để hoàn thiện Đồ án.
Theo Bộ GTVT, Đồ án tập trung bố trí đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng khu vực ga Hà Nội. Tuy nhiên, đề nghị UBND thành phố Hà Nội căn cứ lộ trình thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển GTVT của các lĩnh vực (nhất là lộ trình hoàn thiện mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và hệ thống giao thông công cộng tại khu vực ga Hà Nội) để dự kiến lộ trình thực hiện Đồ án bảo đảm tính khả thi; hạn chế đến sinh hoạt và cuộc sống người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực quy hoạch.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, tại buổi làm việc với Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TP Hà Nội cần thận trọng trong tính toán các yếu tố liên quan đến các tòa nhà cao tầng ở khu vực ga Hà Nội. “Vừa rồi, thành phố đưa ra chiến dịch truyền thông rất tốt, cái gì là được, cái không được là gì, để thảo luận đưa ra quyết định cuối cùng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá.
Cũng tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ ngành đã đề cập về quy hoạch đô thị hiện nay của Hà Nội. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đồ án quy hoạch Hà Nội hiện nay tích hợp rất tốt, nhưng đang có hiện tượng điều chỉnh cục bộ.
Phó Thủ tướng đề nghị TP Hà Nội tập trung rà soát quy hoạch tổng thể phát triển, quy hoạch chung phát triển Thủ đô. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội tiếp tục rà soát quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành… Trong đó, phải gắn điều chỉnh quy hoạch với việc ứng phó với thách thức áp lực về gia tăng dân số: “Chúng ta phải kiên quyết không để gia tăng dân số ở nội đô. Chứ chúng ta rà soát quy hoạch lại tăng dân số nội đô lên thì không thành công”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đưa ra đề nghị phát triển đô thị phải bám theo quy hoạch đã được quy định. Bởi hiện nay còn khoảng trống trong vấn đề này, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát.
“Các doanh nghiệp thấy đất đẹp là xin, còn chúng ta đồng ý cho, chứ chưa căn cứ vào kế hoạch cũng như nhu cầu của người dân và khả năng cung ứng nguồn lực đầu tư”, Phó Thủ tướng Dũng nhấn mạnh.
Giữa tháng 9/2017, Hà Nội đã xin ý kiến các bộ ngành về đồ án quy hoạch ga Hà Nội và vùng phụ cận. Theo quy hoạch do tư vấn Nhật Bản lập, ga Hà Nội ở vị trí hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Tư vấn đề xuất chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều ca kiến trúc... Trong 9 phân khu, các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng. Cũng theo tờ trình này, hiện dân số khu vực quy hoạch là 34.000 người, dự báo tăng thêm 10% dân số mỗi năm nên tổng dân số của đồ án sẽ là 44.000 người. Qua đó, Hà Nội sẽ tăng dân số khu vực nội đô (4 quận nội thành cũ) từ 800.000 người lên 824.000 người. |
Hồng Khanh
Nhà cao tầng ở ga Hà Nội, cao bao nhiêu phải tính
Đồ án khu đô thị ga Hà Nội khá rộng, thay đổi nhiều về hạ tầng xung quanh ga nên cần nghiên cứu kỹ khả năng tổ chức giao thông.