Đơn kiện được TikTok nộp lên Tòa án quận liên bang Trung tâm California,ởikiệnchínhquyềtysobongda tructuyen leo thang căng thẳng giữa ứng dụng video phổ biến của Trung Quốc với quan chức Mỹ. Tổng thống Trump liên tục nói TikTok, công ty của ByteDance, đe dọa an ninh quốc gia vì gốc gác Trung Quốc. Ngày 6/8, ông ký sắc lệnh hành pháp cấm giao dịch với ứng dụng, có hiệu lực sau 45 ngày. Một tuần sau, ông tiếp tục ký sắc lệnh hành pháp riêng biệt cho ByteDance 90 ngày để thoái vốn khỏi hoạt động của TikTok tại Mỹ cũng như xóa bỏ mọi dữ liệu mà TikTok đã thu thập được tại đây.
Trong đơn kiện, TikTok viết: “Chúng tôi không xem nhẹ việc kiện chính phủ, tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động để bảo vệ quyền lợi của chúng tôi cũng như quyền lợi của cộng đồng và nhân viên. Hơn 1.500 nhân viên của chúng tôi trên khắp nước Mỹ đều dồn hết tâm huyết vào xây dựng nền tảng này hàng ngày”. TikTok cũng cho biết có kế hoạch tuyển thêm 10.000 lao động tại 8 bang trong các năm sau.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên xấu đi trong vài tháng gần đây xoay quanh địa chính trị, công nghệ và thương mại. Sắc lệnh đầu tiên của ông Trump nhắm vào TikTok dựa vào Đạo luật Sức mạnh kinh tế khẩn cấp quốc tế, cho Tổng thống quyền quản lý giao dịch kinh tế trong tình huống nguy cấp. Các chính quyền trước đây dùng nó để trừng phạt chính phủ nước ngoài cũng như hacker hay trùm ma túy nhưng chưa bao giờ sử dụng nó chống lại một công ty công nghệ toàn cầu.
Trên blog, TikTok tố cáo chính quyền Trump “không tuân theo quy trình đúng đắn và hành động có thiện chí, cũng như không đưa ra được bằng chứng cho thấy TikTok là nguy cơ thực sự hay biện minh cho hành động trừng phạt của mình”. Không chỉ có vậy, TikTok khẳng định nguy cơ an ninh quốc gia mà Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ xác định là dựa trên “các bài báo lỗi thời”, không giải quyết văn bản mà TikTok cung cấp để chứng minh tính bảo mật của dữ liệu người dùng.
Một trong các quan ngại chính của chính quyền Trump là dữ liệu người dùng TikTok Mỹ được lưu trữ tại máy chủ nước ngoài. Song, trong đơn kiện, TikTok cho biết đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật, trong đó có lưu trữ tại các máy chủ đặt bên ngoài Trung Quốc, cụ thể là Mỹ và Singapore. Công ty cũng đặt ra “hàng rào phần mềm” để lưu trữ riêng biệt dữ liệu người dùng Mỹ với các dữ liệu được lưu trên sản phẩm khác của ByteDance.
Ngoài ra, nhiều nhân vật cao cấp của TikTok – như CEO, Giám đốc pháp lý, Giám đốc an ninh mạng toàn cầu – đều sống tại Mỹ và không phải đối tượng phải tuân thủ pháp luật Trung Quốc. Việc kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng do một nhóm đặt tại Mỹ dẫn đầu, hoạt động độc lập với nhóm ở Trung Quốc.
Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump buộc ByteDance phải tìm cách bán ứng dụng video ngắn đang được hàng trăm triệu người dùng sử dụng. Microsoft, Oracle, Twitter là những người mua tiềm năng của TikTok. TikTok sẽ tiếp tục đàm phán trong khi tiếp tục trận chiến pháp lý với chính phủ Mỹ.
Một hãng công nghệ Trung Quốc khác mà chính quyền Mỹ muốn hạ bệ là Huawei. Huawei cũng thử dùng hệ thống tư pháp của Mỹ để phản công song không thành công. Năm 2019, nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới kiện Mỹ vì cấm cơ quan và nhà thầu liên bang không được sử dụng thiết bị Huawei, vi phạm hiến pháp. Dù vậy, tòa án Texas phán quyết có lợi cho chính phủ Mỹ.
Huawei cũng kiện Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ cuối năm 2019 sau khi cơ quan này cấm nhà mạng Mỹ dùng tiền trợ cấp mua thiết bị Huawei. Vụ việc vẫn đang được tiến hành.
Nhóm người dùng WeChat khởi kiện chính quyền Trump
Trước đó, một nhóm người dùng WeChat cũng kiện chính quyền Trump vì sắc lệnh hành pháp cấm giao dịch với ứng dụng. Nhóm không có liên quan tới WeChat hay công ty mẹ Tencent nhưng muốn chặn sắc lệnh ký ngày 6/8 của ông Trump. Nhóm khẳng định sắc lệnh vi hiến vì vi phạm quy trình xử lý và quyền tự do ngôn luận của người dùng, theo Thời báo Phố Wall.
Đơn kiện tố cáo lệnh cấm nhằm vào người Mỹ gốc Trung. “Đây là ứng dụng chính mà người nói tiếng Trung tại Mỹ dùng để tham gia vào cuộc sống cộng đồng bằng cách kết nối với người yêu thương, chia sẻ khoảnh khắc đặc biệt, tranh luận các ý tưởng, cập nhật tin tức từng phút một và tham gia vào thảo luận chính trị”. WeChat là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dùng.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump cấm “bất kỳ giao dịch nào liên quan tới WeChat”. Cách dùng từ ngữ chung chung gây ra sự bối rối lớn trong cộng đồng. Luật sư đại diện cho nhóm người dùng WeChat hi vọng chính quyền Trump sẽ thông tin rõ hơn về giao dịch nào là đối tượng của lệnh cấm.
WeChat được sử dụng rộng rãi để mua sắm, thanh toán và giao dịch khác tại Trung Quốc. Ước tính có 1 tỷ người dùng WeChat tại quê nhà, còn số người dùng tại Mỹ là 1,5 triệu. Đầu tháng này, hơn 10 công ty Mỹ, bao gồm Apple, Ford, Disney và Walmart, được cho là kêu gọi chính quyền Mỹ rút lại lệnh cấm WeChat vì nó sẽ làm hại đến việc kinh doanh của họ.
Du Lam (Theo NYT, The Verge)
Đơn kiện VNG vừa gửi lên Tòa án nhân dân TP.HCM viết: “VNG yêu cầu TikTok xóa tất cả các đoạn nhạc lấy từ Zing khỏi ứng dụng và trang web TikTok, đồng thời bồi thường thiệt hại hơn 221 tỷ đồng (9,5 triệu USD)”.