TheôngthểsảnxuấtiPhonemànhìnhOLEDdonhàcungcấpchưasẵnsàkết quả nữ canadao một nguồn tin thân cận, 4 nhà cung cấp tấm màn hình OLED cho iPhone thì đều không đủ năng lực để sản xuất được đủ số linh kiện cho toàn bộ lượng iPhone mới sản xuất trong năm sau và có thể là sẽ cả trong năm 2018.
Màn hình OLED khó sản xuất hơn thế nên Apple phải nhờ đến tới 4 nhà cung ứng để sản xuất linh kiện này với quy mô lớn. Bốn nhà cung ứng lớn nhất của Apple bao gồm Samsung Display Co., LG Display Co., Sharp Corp., và Japan Display Inc. Mặc dù Samsung đang là nhà sản xuất loại tấm màn hình mới duy nhất trong năm 2017, thế nhưng có thể công ty Hàn Quốc này sẽ không đủ năng lực để sản xuất đủ số lượng đáp ứng nhu cầu iPhone ngày càng tăng.
Thiếu nguồn cung có thể khiến Apple chỉ trang bị màn hình OLED cho một phiên bản iPhone thế hệ tiếp theo hoặc thậm chí không sử dụng công nghệ này.
“Apple cũng đã biết rằng nhu cầu đối với các model màn hình OLED sẽ cao tuy nhiên việc sản xuất loại tấm màn hình này còn gặp phải nhiều hạn chế”, Dan Panzica, nhà phân tích chuỗi cung ứng tại IHS Markit khẳng định. Sự khắt khe trong yêu cầu chất lượng của Apple cùng với sự khó khăn của quy trình sản xuất có thể sẽ khiến việc cung cấp sản phẩm này gặp nhiều trở ngại, ông bổ sung.
Apple lên kế hoạch bán ít nhất một model iPhone mới có sử dụng màn hình OLED vào năm tới, kỷ niệm năm thứ 10 iPhone ra đời, theo nguồn tin thân cận với vấn đề. Mẫu iPhone còn lại sẽ buộc phải sử dụng màn hình LCD, một phần là bởi tấm màn hình OLED sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu, theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo của công ty KGI Securities.
Một người am hiểu về kế hoạch của Apple cho biết chiếc iPhone màn hình OLED ít nhất sẽ có thiết kế mới, được phủ kính cả mặt trước lẫn mặt sau và tới cả cạnh. Sản phẩm này sẽ sở hữu một nút Home ảo nhúng vào một màn hình tràn viền, người này bổ sung.
Phát ngôn viên của Apple từ chối đưa ra bình luận.