Decision Lab và Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (Mobile Marketing Association Vietnam - MMA) mới đây vừa công bố Báo cáo “Người tiêu dùng số - TheĐâulàvíđiệntửphổbiếnnhấtViệlịch thi ddaaus ngoại hạng anh Connected Consumer” Quý 1/2023. Đây là báo cáo phản ánh chi tiết về thói quen trực tuyến của người tiêu dùng, bao gồm việc sử dụng mạng xã hội, giải trí (âm nhạc, phim ảnh và video trực tuyến) cũng như mua sắm trực tuyến.
Đáng chú ý, báo cáo của Decision Lab cũng cung cấp nhiều thông tin quan trọng về sự phát triển của thị trường ví điện tử Việt Nam. Theo kết quả khảo sát, trong Quý 1/2023, MoMo hiện vẫn đang dẫn đầu thị trường ví điện tử khi có mức độ thâm nhập (penetration rate) lên tới 68%.
MoMo hiện có hơn 2.000 nhân viên với trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và các văn phòng tại Hà Nội và Đà Nẵng và đang theo đuổi xu hướng super app (siêu ứng dụng). Sở hữu hàng chục triệu người dùng, MoMo hiện cũng là một trong số những startup Việt hiếm hoi nằm trong danh sách “kỳ lân” (các công ty startup công nghệ có định giá trên 1 tỷ USD).
Xếp ở vị trí thứ 2 về tỷ lệ thâm nhập trên thị trường ví điện tử là ZaloPay (53%). Vị trí thứ 3 cũng thuộc về một công ty Fintech Việt Nam khác là Viettel Pay (tỷ lệ thâm nhập 27%). Đứng ở 3 vị trí tiếp theo nữa lần lượt là ShopeePay (Airpay, tỷ lệ thâm nhập 25%), VNpay (tỷ lệ thâm nhập 16%) và Moca (tỷ lệ thâm nhập 7%).
Báo cáo cũng chỉ ra MoMo là Fintech được yêu thích nhất với mức độ yêu thích 48%, tăng 2 điểm % so với quý IV/2022. Mức độ yêu thích của MoMo cũng dẫn đầu tuyệt đối ở cả ba thế hệ (Gen) X, Y và Z. Đặc biệt, startup này chiếm thế thượng phong khi có mức độ yêu thích cao hơn 50% với hai nhóm người dùng Gen Z (từ 16-25 tuổi) và Gen Y (từ 26-41 tuổi).
Trước đó, báo cáo về "Cách mạng thanh toán: Định hướng 2025 và tầm nhìn tương lai" của PwC cũng chỉ ra rằng, 85% người tham gia khảo sát có ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, trong đó 71% sử dụng các ứng dụng này ít nhất một lần một tuần.
Với hơn 40 nhà cung cấp ví điện tử, thị trường Việt Nam được ví như "chiếc áo đã chật" trong vài năm qua. Nguyên nhân của nhận định này là bởi, ba ví điện tử dẫn đầu hiện chiếm tới 90% thị phần nên không còn quá nhiều "đất diễn" cho các nhà cung cấp khác.
Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vòng 3-5 năm tới, thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh. Trong đó, Mobile Money cùng với ví điện tử sẽ là những dịch vụ mũi nhọn giúp phổ biến thanh toán không dùng tiền mặt tới tất cả người dân Việt Nam.
Mobile Money sẽ được đẩy mạnh tại các huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốcMobile Money đã đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo, những nơi người dân không tiếp cận được với các điểm giao dịch ngân hàng.