Nam thanh niên bị uốn ván, nguy kịch sau 10 ngày giẫm phải đinh_keo thom hom nay
Theênbịuốnvánnguykịchsaungàygiẫmphảiđkeo thom hom nayo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, các bác sĩ vừa điều trị cho một nam bệnh nhân nguy kịch vì vết thương rất nhỏ ở bàn chân.
Nam bệnh nhân 16 tuổi, trú tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên vào viện ngày 3/6, với triệu chứng cứng hàm, khó há miệng, tiên lượng nặng. Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, khi vào viện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, hàm mở 1,5cm, gáy cứng, cứng hàm, dễ kích thích co cơ với tiếng động. Vết thương do đinh ở lòng bàn chân phải đã khô đóng vảy. Bệnh nhân được chẩn đoán uốn vánthể cấp tính.
Theo người nhà, bệnh nhân giẫm phải đinh sắt 10 ngày trước khi nhập viện, vết thương đã khô. Tuy nhiên, trong lúc làm việc, bệnh nhân đột ngột kích thích co cứng cơ toàn thân, ngã, co giật nên được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa sau đó chuyển tuyến xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.
Bác sĩ Bùi Quang Thắng, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, cho biết nguyên nhân của bệnh uốn ván xuất phát từ những vết thương rất nhỏ như giẫm phải gai, đinh, ở trẻ sơ sinh nhiễm trùng do quá trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo.
Uốn ván có thể xảy ra ở mọi người, ở mọi lứa tuổi, nếu chưa được tiêm ngừa uốn ván đầy đủ và không biết cách chăm sóc, xử trí đúng khi có vết thương. Trung bình mỗi tháng, khoa tiếp nhận điều trị 1-2 ca bệnh uốn ván, chủ yếu ở các huyện Tủa Chùa, Mường Chà.
Các triệu chứng của uốn ván bao gồm cứng hàm (thường gặp nhất), khó nuốt, bồn chồn, cáu gắt, cứng cổ, cứng tay hoặc chân, đau đầu, đau họng, lưng uốn cong, độc tính co thắt, bệnh nhân gặp khó khăn khi mở hàm.
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5-10 ngày, nên thường tạo ra tâm lý chủ quan cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp, động kinh, viêm phổi, thuyên tắc phổi, thậm chí tử vong.
Cách phòng bệnh uốn ván là tiêm phòng đầy đủ. Phụ nữ có thai cần được tiêm phòng uốn ván chủ động vì miễn dịch của người mẹ do vắc xin có giá trị phòng được uốn ván sơ sinh cho con. Đối với trường hợp chưa tiêm vắc xin, khi có vết thương, xây xước hoặc động vật cắn, cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí vết thương đúng cách.