TheệnhnhântuổiuốngrượungâmrễcâyMúTừnbịhônmêtổnthươngnãkq u21 anho thông tin từ Trung tâm Chống độc , Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân Trương Văn Đ. (60 tuổi, Nghệ An) có tiền sử uống rượu nhiều năm. Bệnh nhân bị bệnh đau xương khớp, lên rừng đào rễ cây mú từn (tên gọi địa phương) về ngâm rượu để uống, khoảng 50ml/ngày.
Sau 10 ngày sử dụng, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, huyết áp tăng cao. Ông Đ. được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu nhưng tình trạng tăng nặng, xuất hiện cơn co quắp chân tay khoảng 30 phút nên bệnh nhân đã được chuyển lên tuyến cao hơn và tiếp tục được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai.
Cũng bị ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây rừng đang điều trị tại Trung tâm Chống độc là bệnh nhân Lê Bá T. (50 tuổi, cũng ở Nghệ An). Bệnh nhân có tiền sử uống rượu thường xuyên, khoảng 500ml/ngày. Bệnh nhân làm nghề đi biển. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân cũng uống rượu ngâm rễ cây rừng theo lời mách để chữa bệnh xương khớp, khoảng 150ml/ngày.
Vợ bệnh nhân cho biết, sau 3 ngày uống rượu ngâm rễ cây, ông T. chóng mặt, đau bụng thượng vị, buồn nôn nhưng vẫn đi biển. Trên tàu, bệnh nhân xuất hiện đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều nên được đưa đi cấp cứu.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết, 2 bệnh nhân nhập viện ngày 1/5 và 6/5 do bị ngộ độc sau khi uống một loại rượu ngâm với rễ cây tự đào trên rừng về để chữa đau lưng, đau khớp gối.
Sau khi uống được 5 ngày, các bệnh nhân đều có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khó thở, thở nhanh và đến viện trong tình trạng toan chuyển hóa nặng, hôn mê, có tổn thương não. Xét nghiệm mẫu rượu bệnh nhân mang đến và xét nghiệm máu của bệnh nhân phát hiện Salicylate có nguồn gốc từ rễ cây.
Đây là một loại thuốc giảm đau có trong nhiều loại cây cỏ tự nhiên, có thể được dùng để chữa giảm đau, tuy nhiên có độc tính nhất định nếu việc kiểm soát không đảm bảo về liều lượng, cách dùng. Do đó nếu chúng ta uống các loại rượu ngâm một cách “thoải mái” thì rất dễ bị ngộ độc.
Đây là hai trường hợp dễ phát hiện, có thể xử lý được, tuy nhiên sẽ có nhiều trường hợp phức tạp khác bởi trong tự nhiên có quá nhiều hợp chất, các chất khác nhau mà chúng ta không biết. Ngộ độc Salicylate có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, ù tai, co giật, hôn mê, tụt huyết áp, có tổn thương não và tổn thương thận, rất dễ bị tử vong.
Hiện nay việc ngâm rượu để xoa bóp và uống tại nhà rất phổ biến, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bác sĩ khuyến cáo việc ngâm hàm lượng bao nhiêu, sử dụng như thế nào cần có sự tư vấn của bác sĩ. “Nếu chúng ta sử dụng một cách vô tư, thoải mái như hiện nay thì rất dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của chính mình và người thân”, bác sĩ cho biết.
Ngọc Trang