CNTT và mạng xã hội là công cụ thúc đẩy du lịch trực tuyến phát triển_kết quả giải hàn quốc
Thông tin đưa ra tại Ngày Du lịch trực tuyến 2017 lần đầu tiên được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin,àmạngxãhộilàcôngcụthúcđẩydulịchtrựctuyếnpháttriểkết quả giải hàn quốc Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức tại TP.HCM vào ngày 5/7/2017 cho thấy, mạng xã hội và CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch trực tuyến phát triển. Trong đó, 34% người Việt đi du lịch đã dùng Internet để đặt các dịch vụ du lịch.
Ngày Du lịch trực tuyến 2017 là chương trình có quy mô lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, quy tụ hơn 600 đơn vị tham gia đến từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng, công ty truyền thông. Ngày Du lịch trực tuyến 2017 tập trung vào bốn chủ đề: du lịch trực tuyến - xu hướng không thể đảo ngược, đại lý du lịch trực tuyến - ai mạnh hơn ai, du lịch trực tuyến - khởi đầu từ doanh nghiệp và phát triển du lịch trong thời đại số.
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng năm 2017 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016. Mới đây Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá du lịch nước ta đạt mức tăng trưởng vào loại cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, năm 2016 Việt Nam chỉ đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượng khách quốc tế với hơn 10 triệu lượt và chỉ bằng một phần ba so với Thái Lan.
Trong tháng 6 vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch sửa đổi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho phát triển ngành du lịch trong giai đoạn tới. Trong Luật sửa đổi này đã có điều khoản giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch quy định cụ thể giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch. Mới đây, Bộ VHTT&DL đã đề xuất Chính phủ các giải pháp để đạt mức tăng trưởng 30% trong năm 2017, phấn đấu đưa du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và mở rộng danh sách các nước được thí điểm áp dụng cấp thị thực điện tử (e-visa). Hai giải pháp trên đều gắn với việc ứng dụng CNTT và truyền thông. Ở phạm vi rộng hơn, du lịch trực tuyến đang tạo ra cơ hội mới giúp du lịch có bước phát triển đột phá.
Tại Việt Nam, tỷ lệ khách du lịch sử dụng Internet để đặt các dịch vụ du lịch mới chiếm 34% trong đó chủ yếu vẫn là hình thức book dịch vụ trực tiếp với nhà cung cấp. Bên cạnh đó thị phần du lịch trực tuyến trong nước đang nghiêng về các doanh nghiệp du lịch nước ngoài. Sự thống trị của các đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài đã có những tác động tích cực đối với du lịch nước ta, đặc biệt trong việc thu hút du khách quốc tế.