Tim Marshall và những lần thoát chết trong gang tấc_lịch bóng đá ý tối nay
Biết cách nói “Chúng tôi là những nhà báo dại dột” bằng tiếng Macedonia là điều rất hữu ích khi bạn đang nằm sấp mặt trong con mương và bị súng chĩa sau đầu.
Kỹ năng và sự may mắn để không bị nguy hại sau những trải nghiệm "dựng tóc gáy" như vậy là một phần quan trọng trong công việc của nhà văn,ànhữnglầnthoátchếttronggangtấlịch bóng đá ý tối nay nhà báo Tim Marshall. Ông từng là phóng viên đưa tin về các cuộc chiến trên khắp thế giới trong sự nghiệp kéo dài 30 năm.
Marshall viết nhiều cuốn sách về chính trị, địa lý gồm 3 tác phẩm đã xuất bản tại Việt Nam: Những tù nhân của địa lý, Quyền lực của địa lý, Chia rẽ - Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường.
Trong đó cuốn Những tù nhân của địa lý phát hành năm 2015 lọt vào danh sách bán chạy nhất của New York Times và Sunday Times.
Nghỉ học năm 16 tuổi nhưng vẫn theo đuổi đam mê
Timothy John Marshall (sinh ngày 1/5/1959) là nhà văn, nhà báo người Anh chuyên về các vấn đề đối ngoại và ngoại giao quốc tế. Ông từng là biên tập viên cho Sky News, khách mời bình luận sự kiện thế giới cho BBC và người dẫn chương trình trên đài phát thanh LBC.
Có sự nghiệp thành công nhưng xuất phát điểm của Marshall khá thấp. Nỗ lực học hỏi không ngừng, dấn thân vào nguy hiểm đã giúp ông có được những trải nghiệm quý giá.
Năm 16 tuổi, Marshall nghỉ học và làm thợ sơn kiếm sống. Dù vậy, ông vẫn tiếp tục tự học về chính trị, lịch sử và ngôn ngữ để theo đuổi ước mơ trở thành nhà báo. Ông tham gia các lớp buổi học tối và có bằng về Lịch sử Chính trị Mỹ.
Trong thời gian thất nghiệp, ông học lớp tiếng Pháp miễn phí và tình cờ gặp trợ lý tòa soạn của LBC. “Tôi đưa bà ấy một bản lý lịch xin việc đầy lỗi, có thể đã bị quẳng vào sọt rác nếu gửi qua bưu điện. Nhưng vì đưa tận tay nên bà ấy đã cho tôi một cơ hội: 3 ngày thử việc cuối cùng trở thành 30 năm”, Marshall nhớ lại.
Marshall khi đó mới hơn 20 tuổi và bắt đầu công việc ca đêm ở LBC. Ông được đồng nghiệp gọi là “chàng trai Cappuccino” vì thường ra ngoài mua cà phê Cappuccino và bánh mì thịt xông khói lúc 6h sáng sau giờ trực.
Theo Yorkshire Post, sau 2 năm làm việc chăm chỉ, Marshall đã thuyết phục được tòa soạn cho phép ông trở thành phóng viên tự do ở Paris (Pháp). Ông ở đó 3 năm trước lúc quay trở lại Anh khi được mời làm tại Sky Newstrong những ngày đầu tiên của kênh truyền hình vệ tinh.
Và ông tiếp tục quá trình học hỏi những điều mới.
Kinh nghiệm viết sách từ 12 cuộc chiến
Trong 30 năm theo nghề (gồm 24 năm làm việc tạiSky News), Marshall đã đưa tin từ 30 quốc gia ở châu Âu, châu Á, Mỹ và 12 cuộc xung đột. Việc phản ánh về những vấn đề đối ngoại là niềm đam mê của Marshall. Ông luôn có mặt ở nhiều điểm nóng như Bosnia, Croatia, Iraq, Serbia, Libya, Ai Cập, Syria, Tunisia.
"Chứng kiến mọi chuyện thực sự khá sốc nhưng bạn không thể quá xúc động. Tôi sớm nhận ra rằng không có người tốt hoàn toàn trong những cuộc xung đột. Luôn luôn có hai hoặc ba mặt trong mọi câu chuyện”, ông chia sẻ.
Marshall từng trải qua nhiều lần thoát chết trong gang tấc. Một sự cố khắc sâu nhất trong tâm trí của ông liên quan tới xung đột ở Balkan. Những người lính cho rằng Marshall và các đồng nghiệp là lính đối phương chứ không phải một nhóm phóng viên tác nghiệp.
Tại cuộc khủng hoảng Kosovo năm 1999, ông là một trong số ít nhà báo phương Tây ở lại để cập nhật tin tức từ một mục tiêu chính trong các cuộc tấn công ném bom của NATO. Marshall cũng đưa tin về Mùa xuân Ả Rập, sự sụp đổ của Syria.
Mấy chục năm làm nghề khiến Marshall có cái nhìn ảm đạm về bản chất con người đồng thời nhận ra những điều người tốt có thể làm được. “Bạn sẽ thấy một số mặt tồi tệ nhất song ở trong những tình huống khắc nghiệt đó, bạn cũng biết rất nhiều cá nhân tuyệt vời như thế nào”, ông tâm sự.
Marshall đã rời bỏ công việc báo chí toàn thời gian khi cảm thấy hết dần may mắn trong những chặng hành trình đầy nguy hiểm, bao gồm một vụ bắt cóc bất thành và sự ra đi mãi mãi của người bạn - đồng nghiệp của ông, nhà quay phim Mickey Deane ở Ai Cập. Deane bị bắn vào tháng 8/2013 khi đang đưa tin về biểu tình ở Cairo. Đây từng là công việc của Marshall trước khi rời Cairo trở về London một tuần trước đó.
Marshall bắt tay viết sách về chính trị toàn cầu với nhận thức rằng có 2 yếu tố giúp hiểu về các cuộc xung đột: tôn giáo và địa lý. Kiến thức tự học về lịch sử, trải nghiệm đưa tin hiện trường khốc liệt đã giúp ông thấm sâu hơn về nhiều cuộc chiến phức tạp khiến những tác phẩm trở nên thu hút.
Nhà phê bình người Anh Nicholas Lezard đánh giá về tác phẩm đầu tay Những tù nhân của địa lýcủa Marshall: “Đây là một trong những cuốn sách hay nhất về địa chính trị, giống như một nguồn ánh sáng rọi vào tâm trí bạn… Marshall có cái đầu sáng suốt và sở hữu năng lực thần bí là làm cho bức tranh toàn cảnh trở nên dễ hiểu và mạch lạc… Cuốn sách bao quát một chủ đề phức tạp nhưng thật kinh ngạc là tôi đã không thể buông xuống cho tới khi đọc xong… Tôi không tìm ra một tác phẩm nào khác có thể giải thích tình hình thế giới hay hơn”.