Hẻm 136 Lê Thánh Tôn,ẻmnailquốctếchợBếnThànhcốcầmcựchờngàykháchquaylạkèo bóng đá thế giới Quận 1, TP.HCM nằm bên hông chợ Bến Thành, dài chưa đến 30m. Bên trong hiện có 8 tiệm nail nằm sát nhau. Mỗi tiệm diện tích từ 5-7m2, nhưng đều có từ 6-10 thợ nail làm việc liên tục. Nhờ điều này, hẻm còn có tên gọi khác là... hẻm 'nail quốc tế' Sài Gòn hay hẻm nail Sài Gòn.
Từ lâu, các tiệm nail trong hẻm có một quy tắc ngầm là giá các dịch vụ của các tiệm đều giống nhau và có khách quen riêng. Với những khách vãng lai, nhân viên chỉ nhiệt tình mời chào, không chèo kéo, giành giật khách của nhau.
Hẻm nail Sài Gòn trước đây có nhiều khách du lịch ghé làm đạp. Ảnh: VP. |
Chị Tuyết (41 tuổi) là chủ của 2 tiệm nail nằm trong hẻm. Chị kể, 16 năm trước, con hẻm chỉ có một tiệm nail để phục vụ các tiểu thương buôn bán ở chợ Bến Thành và những người sống xung quanh. Sau này, khách du lịch (gồm khách trong nước và nước ngoài) đến làm đông nên nhiều tiệm dần mở thêm.
Nhờ sự nhiệt tình, cởi mở của các nhân viên, cũng như đặc điểm riêng, những năm trước hẻm lúc nào cũng đông khách du lịch ghé qua. Họ ở các nước khác nhau, đến TP.HCM du lịch, ghé tham quan chợ Bến Thành rồi vào hẻm làm móng, gội đầu, mát-xa chân, tay, mặt thư giãn.
Lúc đó, tiệm của chị Tuyết có 20 nhân viên. Các thợ của tiệm được tuyển vào làm việc ngoài có tay nghề tốt còn sự nhiệt tình, vui vẻ, hòa đồng và phải thường xuyên cập nhật những mẫu nail mới, những style mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khoảng một năm nay, tiệm của chị Tuyết chỉ đón từ 5-6 khách quen. |
Mỗi ngày, hai tiệm của chị Tuyết đón từ 40-60 khách. Lúc đó, các thợ của tiệm chia việc cho nhau làm. Người làm móng, người vẽ móng, người mát-xa, người gội đầu…
Tiền công nhận được họ chia với chủ theo tỷ lệ 50-50 hoặc 60-40, tùy vào tay nghề của thợ. Tức là, chủ sẽ bỏ tiền thuê mặt bằng, dụng cụ và các sản phẩm làm để làm đẹp cho khách. Còn thợ thì bỏ công rồi ăn chia với nhau. Đối với phần tiền những khách hào phóng “bo” thêm, thợ được giữ rồi chia nhau.
Khách đông lại đòi hỏi cao, có khi các nhân viên phải làm việc đến 9-10 giờ đêm mới được nghỉ. 9h sáng hôm sau, họ lại phải bắt đầu công việc. Cả ngày ngồi làm đẹp cho khách, lưng, chân tay ê ẩm nhưng các nhân viên luôn vui vẻ, vì có thu nhập tốt.
Có ngày, tiệm của chị Tuyết chỉ đón 1-2 khách quen đến làm đẹp. |
Từ tháng 4/2020 đến nay, hẻm 136 trở nên vắng lặng. Có ngày chỉ vài khách quen ghé qua. Tiền mặt bằng thuê cao, khách không có, một số tiệm phải tạm thời đóng cửa. Không còn cách nào khác, chị Tuyết phải cho nhân viên nghỉ một nửa. Với các nhân viên ở lại thì phải chịu thu nhập giảm một nửa hoặc hai phần ba so với trước đây.
Chị Cầm (SN 1984, quê Cà Mau) làm ở tiệm chị Tuyết được gần ba năm. Chị kể, trước đây chị có một tiệm làm đẹp ở quê, nhưng làm không ăn thua. Khi con lớn bước vào đại học, vợ chồng chị đưa nhau lên TP.HCM tìm kế sinh nhai.
Chị Cầm và những thợ làm nail khác ở trong hẻm tin rằng, khi hết dịch, khách nước ngoài sẽ ghé thâm thì thu nhập của mình sẽ được cải thiện. |
Từ ngày đến TP.HCM, chồng chị Cầm làm tài xế cho công một công ty vận tải, còn chị đến hẻm 136 làm cho tiệm chị Tuyết. Hằng ngày, công việc của chị là gội đầu, mát-xa chân tay, làm móng, chà móng cho khách. “Tay nghề của tôi còn mới nên ăn chia với chủ theo tỷ lệ 40-60”, chị Cầm nói.
Thời gian đầu, ngày nào cũng 8-9 giờ tối chị Cầm mới đi làm về. Có hôm, về đến nhà, toàn người ê ẩm vì phải ngồi lâu, làm việc liên tục. Nhưng chị thấy bằng lòng vì công việc giúp chị ngày càng được nâng cao tay nghề, được giao lưu với khách nước ngoài và có thu nhập từ 20-25 triệu đồng/tháng.
Hơn một năm qua, thu nhập của chị bị giảm gần 2/3, có khi hơn, nhưng chị chấp nhận ở lại. Bởi chị tin rằng, dịch bệnh Covid-19 sẽ được dập tắt, khách du lịch nước ngoài sẽ trở lại ghé thăm chợ Bến Thành và ghé hẻm nail "làm đẹp". Lúc đó, chị sẽ được phục vụ họ, thu nhập lại được tăng lên.
Chị Nhung (SN 1995, quê An Giang) cũng có niềm tin giống chị Cầm. Chị kể, chị vừa được chủ nhận vào làm chưa đầy tháng thì nước ta thực hiện giãn cách xã hội. Hơn một năm qua, dù thu nhập chỉ đủ ăn và đóng tiền phòng nhưng chị gắng cầm cự.
"Tôi học nghề xong, mới đi làm nên giờ xem như làm để lấy kinh nghiệm, học làm thêm nhiều mẫu mới. Bây giờ dịch bệnh, ai cũng khó khăn cả", chị Nhung nói. Chị tin rằng, tình hình dịch bệnh ở nước ta sẽ nhanh chóng được dập tắt, cuộc sống người dân sẽ trở lại bình thường thì công việc của chị sẽ tốt lên...
Xem thêm video: Chuyện tình chồng Việt vợ Đài và 'bệnh viện sách cổ' đầu tiên tại Việt Nam
Tú Anh
Tiệm bánh mì 'đắt nhất Sài Gòn' được nhiều blogger nước ngoài giới thiệu luôn kín người xếp hàng chờ mua
Dù mức giá không hề rẻ, 37.000 đồng/ổ bánh mì, nhưng tiệm bánh mì Huỳnh Hoa trên con đường nhỏ Lê Thị Riêng (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) vẫn luôn tấp nập khách từ 3 giờ chiều tới tối.