Tiếp nối các thị trường Malaysia,ánlẻcôngnghệlạcquancuốinăket qua hang nhat quoc gia Thái Lan, Singapore,... Sony vừa mở cửa hàng Sony Store đầu tiên của họ tại Việt Nam vào dịp cuối năm.
Sony Store thuộc sở hữu của hãng, trong khi các Sony Center hiện nay do đại lý vận hành.
Cửa hàng này có quy mô lớn, nhiều khu vực trải nghiệm hơn như TV, loa Bluetooth, loa karaoke, tai nghe cao cấp, máy ảnh và máy quay, máy chơi game PlayStation 5, máy nghe nhạc Walkman...
Nói với VietNamNet, ông Ugi Matsuda, Giám đốc tiếp thị ngành hàng tiêu dùng Sony Electrics Việt Nam, cho hay cửa hàng đã được lên kế hoạch từ 3 năm trước.
Showroom của hãng điện tử Nhật Bản khai trương trong bối cảnh nhiều hãng công nghệ đều mở các trung tâm trưng bày và mua sắm sản phẩm riêng, việc này nhằm đảm bảo không gian trải nghiệm và chất lượng dịch vụ hơn so với các cửa hàng của đối tác.
Trên thực tế, Samsung đã có một cửa hàng dạng này từ vài năm trước, đặt ở vị trí đắc địa ở TP.HCM, phù hợp tiêu chuẩn toàn cầu, và là một trong các cửa hàng nổi bật ở khu vực.
Hiện nay, các hãng như Xiaomi, Oppo đều đã có các cửa hàng cao cấp do chính hãng vận hành, nhằm trưng bày được đầy đủ sản phẩm trong hệ sinh thái.
Cửa hàng của Sony ra mắt tại thời điểm người dùng Việt Nam đang thắt chặt chi tiêu, ông Ugi thừa nhận doanh thu sẽ chịu ảnh hưởng. Dẫu vậy, ông khẳng định nhu cầu về thiết bị điện tử tiêu dùng tại Việt Nam vẫn cao, đủ để cửa hàng duy trì tốt với hệ sản phẩm phủ rộng.
Cửa hàng của Sony có diện tích rộng rãi bên trong một trung tâm thương mại lớn, đúng theo xu hướng Oppo, Xiaomi đang làm.
Đầu năm 2022, ông KM Leong - Giám đốc Xiaomi khu vực Đông Nam Á - nói trong 5 năm tới người dùng Việt Nam sẽ thích ứng hơn với việc mua sắm bên trong các trung tâm thương mại, do đó các cửa hàng mặt tiền đường sẽ không còn lợi thế như trước, các nhà bán lẻ hàng công nghệ nên dịch chuyển vào các shopping mall.
Ông Ugi Matsuda cho rằng xu hướng nói trên hiện không rõ ràng. Việc mở cửa hàng ở trung tâm thương mại không nhằm đón xu hướng sắp tới, mà để tận dụng nguồn khách đến tham quan và mua sắm tại khu vực sầm uất này.
“Đặc biệt các bạn trẻ hiện nay khá quen với việc mua sắm tại trung tâm thương mại, chúng tôi muốn nhắm nhiều hơn đến lượng khách hàng như vậy”, ông Ugi nói.
Bán lẻ công nghệ tại Việt Nam có 3 quý đầu 2022 tốt đẹp, song vài tháng cuối năm chứng kiến sụt giảm nhẹ. Báo cáo kết quả kinh doanh của Thế Giới Di Động cho thấy luỹ kế 9 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, tuy nhiên kể từ tháng 11 doanh thu bắt đầu chững lại, một phần do kết quả kinh doanh quá tốt năm 2021 khó có thể vượt qua. Đơn vị này dự báo năm 2023 tình hình sẽ khó khăn hơn.
Tuy vậy, một số nhà bán lẻ vẫn lạc quan vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt ở một số sản phẩm cụ thể và có ưu đãi.