Doanh nhân 2030 chọn trường nào cho con?_nantes đấu với nice
Mỗi năm,ânchọntrườngnànantes đấu với nice cứ vào thời điểm này hàng loạt câu hỏi: Chọn trường nào cho con, trường tư hay trường công? Chuẩn bị cho đứa con đang học cuối cấp luyện thi thế nào? Có nên “chạy” cho con vào trường điểm? Nếu cho con đi du học thì nên chuẩn bị gì từ bây giờ?... trở nên thường trực trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh. TBKTSG giới thiệu một số chia sẻ của các doanh nhân trẻ trong Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 về kinh nghiệm chọn trường cho con.
Cảm nhận của con là quan trọng
Lê Quỳnh Thư, Phó tổng giám đốc Công ty Truyền thông - Sự kiện Vietlink
định chọn trường học cho con. Đó là khi con học mẫu giáo, tiểu học và bây giờ là trung học cơ sở.
Như bao bậc làm cha làm mẹ khác, tôi đã rất đau đầu trước khi đi đến quyết định cuối cùng vì gia đình, bạn bè mỗi người một ý kiến khác nhau, mà ý kiến nào cũng có cái lý của nó. Nhưng có lẽ, mọi ý kiến đều mang tính tham khảo và việc chọn trường cho con dường như dễ dàng hơn khi tôi nhận ra rằng, việc học tại trường nào cũng chỉ là một phần trong việc trả lời cho câu hỏi: tôi muốn con mình trở thành người như thế nào mai sau.
Thú thật, tôi không có tham vọng con mình trở thành “ông này bà kia” và ép buộc cho bằng được con mình phải “cắm đầu cắm cổ” vào việc học. Tôi muốn con phát triển tự nhiên đúng lứa tuổi, dung hòa giữa học và chơi. Tôi đánh giá được con mình mạnh yếu ở điểm nào và khả năng đạt được đến đâu. Nói vậy không có nghĩa tôi chấp nhận con dừng lại ở mức độ nào đó mà ngược lại, tôi khích lệ con liên tục trong sự phấn đấu để trở thành người tốt, có ích và hơn hết là biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh.
Cũng chính vì quan niệm như vậy nên tôi không có khái niệm chọn trường điểm, trường trái tuyến, trường công hay trường tư cho con. Việc chọn trường cho con phụ thuộc vào cảm nhận của con về trường.
Tất nhiên, các ngôi trường được vào “vòng chung kết” của tôi để tôi quyết định cho con trải nghiệm thử cũng phải đạt được một số điều kiện căn bản như khoảng cách từ nhà đến trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy, môi trường học tập. Sau đó tôi đưa con tới trường, cho con tham quan, cho con học thử chương trình hè, gặp gỡ cô giáo... trước khi quyết định.
Tôi tin rằng cho dù là trẻ con thì các bạn nhỏ vẫn có những cảm nhận và suy nghĩ của riêng mình, đặc biệt là cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến ngôi trường đó. Điều này quyết định đến hơn 50% sự hứng thú và mong muốn gắn bó lâu dài của con với ngôi trường.
Tôi nghĩ, cũng giống như cảm tình của bạn trong lần đầu tiên gặp một người, nếu bạn cảm thấy thú vị và cảm mến người bạn đó thì mối quan hệ chắc rằng sẽ được duy trì tốt đẹp.
Chạy trường cho con là không nên
Nguyễn Thị Kiều Phương Trang, Giám đốc Công ty Khăn lông Hưng Thịnh Phát
- Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu hè là tôi thấy có rất nhiều phụ huynh lo lắng chuyện chạy trường cho con, muốn cho con vào học trường chuyên, trường điểm vì nguyên nhân này hoặc lý do nọ. Tôi hiểu, cha mẹ nào cũng muốn mang đến cho con mình những điều tốt nhất. Nhưng bản thân tôi, khi quyết định chọn trường cho con, tôi không xét đó là trường công hay trường tư, trường chuyên hay không chuyên.
Hiện tại con tôi đã học bảy năm tại trường Quốc tế Á Châu nằm trên đường Cộng Hòa. Trường tôi chọn cho con không được xếp vào loại tốt nhất, nhưng bản thân tôi thấy ngôi trường này phù hợp với khả năng của con và của gia đình. Tôi muốn con có một môi trường học tập thật thoải mái, không quá áp lực về khối lượng bài vở, về thành tích, về điểm số. Tôi chọn một môi trường học giúp con mình đủ sự tự tin khi bước vào đời...
Cái quan trọng khi chọn trường cho con là phải nghĩ đến đường dài, không nên bắt con đổi trường nhiều lần, dễ dẫn đến ảnh hưởng tâm lý không tốt. Cũng như nhiều bậc phụ huynh tôi cũng cân nhắc đến học phí, chất lượng giảng dạy, môi trường học tập có ở mức chấp nhận được hay không?
Việc chạy trường cho con trẻ thật sự không nên. Tôi cho rằng điều này sẽ tạo một làn sóng tiêu cực không đáng có. Những trường chuyên hay là trường điểm thường là điểm nhắm đến của nhiều phụ huynh, đó là điều tốt. Nhưng điều quan trọng là trường phải phù hợp với trẻ, tránh tuyệt đối bắt trẻ phải “bơi” trong suốt quá trình học.
Nếu cần, sẽ “chạy trường”
Lê Nhật Trường Chinh, Giám đốc Active Corporation
- Tôi quan niệm phải tạo điều kiện cho con phát huy sở trường, học văn hóa đi kèm với phát triển kỹ năng sống, vui chơi lành mạnh, bổ ích.
Khi chọn trường cho con, tôi xem xét rất nhiều tiêu chí. Chẳng hạn, cơ sở vật chất của trường phải đầy đủ và không quá cũ, không gian mát mẻ, sạch sẽ; đội ngũ giáo viên của trường phải nhiệt tình, có kỹ năng sư phạm tốt; địa điểm trường phải thuận tiện cho việc đưa đón. Ngoài ra, tôi cũng để ý đến trường cùng tuyến trực thuộc với trường cấp 2, cấp 3 mà con sẽ vào đó học.
Với những tiêu chí về chọn trường cho con như vậy nên khi trường đúng tuyến không đáp ứng được yêu cầu, có khả năng và điều kiện tôi sẽ chạy trường để con có một môi trường học phù hợp.
Ở đây, tôi cũng muốn chia sẻ thêm rằng xem xét đến năng lực của con trong khi chọn trường là yếu tố rất cần thiết. Nếu gia đình có điều kiện và con học giỏi thì nên cho con vào học ở những trường xuất sắc để thầy cô giỏi giúp con phát huy hết năng lực. Ngược lại sẽ là một thiệt thòi lớn cho con cái nếu các bậc phụ huynh chọn không đúng trường cho con. Một môi trường học quá cao hay quá thấp so với năng lực của trẻ đều dễ làm nảy sinh tâm lý nhàm chán, triệt tiêu khả năng phát triển của trẻ sau này.
Chọn trường phù hợp với năng lực của con
Trần Thị Thanh Hằng, CEO Công ty Đầu tư và Đào tạo Doanh Chủ
- Mỗi một gia đình có những định hướng tương lai cho con khác nhau tùy vào điều kiện tài chính của mình. Có con đang học cuối cấp, nếu gia đình muốn cho con thi tuyển vào các trường điểm, trường tốt thì thường chuẩn bị trước đó hai năm. Hay muốn cho con đi du học thì từ trước đã phải cho đi học tiếng Anh, tập cho con tính tự lập, tự biết cách chăm sóc bản thân... rồi có điều kiện thì cho con du học hè để làm quen với môi trường nước ngoài, xem cảm nhận của con có thích thú với việc học xa nhà không...
Ngoài yếu tố về cơ sở vật chất và môi trường giáo dục, tôi rất chú ý đến năng lực, sở thích, cảm nhận của con về ngôi trường trước khi đưa ra quyết định lựa chọn. Chọn trường phù hợp với năng lực của con là rất quan trọng. Ví dụ, cha mẹ thường thích cho con vào trường Trần Đại Nghĩa. Nếu con đậu vào kỳ thi tuyển sinh thì đó là niềm mơ ước và hãnh diện của bậc làm cha mẹ. Nhưng nếu con không đậu mà vẫn chạy trường cho con trong trường hợp này là không hợp lý, tạo ra một áp lực học không phù hợp cho con.
Với tình trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay, dù không thích tôi cũng đành phải chấp nhận việc chạy trường vì trường đúng tuyến không đạt được những tiêu chí mình mong muốn cho con. Ở một chừng mực nào đó tôi chấp nhận mức phí đóng góp cho nhà trường (hợp lý) hoặc nhập hộ khẩu cho con theo tuyến của trường.
Trường tốt, thầy giỏi ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Cũng ở một trường, nhưng cô giáo chủ nhiệm qua các năm ảnh hưởng đến cách học, cách suy nghĩ, hành xử của con rất khác nhau. Ví dụ có cô giáo dạy trẻ tự tiết kiệm, bỏ ống heo hàng tuần, cuối năm tự mua sách hoặc đóng góp tiền này cho các chương trình hoạt động xã hội.
Không phải giáo viên nào cũng làm việc này để giúp bé hình thành nhân cách. Phụ huynh có thể đóng góp ý kiến với giáo viên nhưng không phải bao giờ cũng đạt được sự đồng thuận bởi phụ thuộc nhiều vào tính cách và cái tâm của người cầm phấn.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)