Khoảng 600.000 sinh viên và 27.000 giảng viên từ các cơ sở giáo dục đại học khối ngành kinh tế,êntrongthưviệnđiệntửtriệuđôởĐHKinhtếQuốcdâtruc tiep bong da net quản trị kinh doanh và quản lý trong mạng lưới các trường đại học, học viện ở Việt Nam sẽ được tiếp cận nguồn tài nguyên phục vụ học tập, nghiên cứu tại thư viện chung đặt tại Trường.
Dự án Xây dựng Thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam thuộc Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (Dự án SAHEP) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017. Dự án do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ với tổng vốn đầu tư lên đến 11 triệu USD, trong đó một triệu USD do Đại học Kinh tế Quốc dân đối ứng.
Với vai trò là một trong những trường đại học hàng đầu, trọng điểm đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng World Bank lựa chọn là địa điểm, đầu mối đặt thư viện điện tử dùng chung.
Thư viện điện tử được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy hợp tác và chia sẻ trong nghiên cứu thông qua cung cấp cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung, hướng đến xây dựng thư viện đầu mối cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Ngoài ra, dự án còn kết nối các nhà khoa học trong hợp tác, chia sẻ kết quả nghiên cứu; thu hút người học, giảng viên đến tra cứu, sử dụng tài liệu tại thư viện trung tâm. Việc thực hiện dự án cũng nằm trong lộ trình đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đào tạo của giáo dục đại học.
Thư viện Phạm Văn Đồng được thiết kế bốn tầng với tổng diện tích sử dụng hơn 10.000 m2. Nguồn tài liệu của thư viện được số hóa và chia sẻ cho 45 trường đại học thuộc khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý.
Một số trường trọng điểm trong mạng lưới các trường đại học, học viện, có đào tạo về kinh tế - quản trị kinh doanh ở Việt Nam (VNEUs) có thể tăng cường thiết bị, hình thành các thư viện “vệ tinh” của thư viện dùng chung. Đồng thời, các cán bộ nòng cốt của trường thành viên trong mạng lưới VNEUs được đào tạo, tập huấn trong việc khai thác thư viện.
Đến thời điểm hoàn thành giai đoạn một của dự án, một số trường trọng điểm trong mạng lưới VNEUs đã hoàn thành việc tăng cường thiết bị, hình thành các thư viện "vệ tinh"; tăng cường cơ sở vật chất, bao gồm: thiết bị nội thất, hệ thống an ninh thư viện và công nghệ thông tin phục vụ bạn đọc.
Hệ thống dữ liệu của thư viện số được chia thành hai nhóm ngoại sinh và nội sinh. Tài liệu ngoại sinh do Ngân hàng thế giới tài trợ, chủ yếu là sách chuyên ngành kinh tế bằng tiếng Anh do các nhà xuất bản uy tín thế giới phát hành. Tài liệu nội sinh do các trường đóng góp, gồm 18.000 luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học, giáo trình... Tổng số đầu sách và tạp chí là hơn hơn 2,3 triệu.
Theo đại diện nhà trường, từ tháng 6, thư viện dùng chung đã chuẩn hóa và chuyển đổi toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu sang phần mềm quản lý thư viện mới, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Website được triển khai đồng bộ từ giữa tháng 10. Trong vòng hơn một tháng 15/10 - 21/11), số lượng truy cập cơ sở dữ liệu lên đến 19.000 lượt.
Hiện nay thư viện đầu mối tại Đại học Kinh tế Quốc dân có 700 - 1.000 lượt sinh viên trong trường ra vào mỗi ngày. Cao điểm các ngày ôn thi, số lượng sinh viên vượt trên 1.000 người/ngày. Sau khi dự án thư viện điện tử dùng chung cho 45 trường đại học hoàn tất, trường dự kiến tiếp tục liên kết với các trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội, tạo điều kiện cho sinh viên tại các trường có thể sử dụng chung thư viện này.
Lệ Thanh