Hôm nay,ầnthiếtxâydựngbổsungkhungpháplývềđịnhdanhđiệntửtạiViệltd hom nay ngày 26/7/2018, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức hội thảo “Định danh điện tử trong nền kinh tế số tại Việt Nam”, với sự góp mặt của đại diện các đơn vị chuyên trách CNTT của các cơ quan, tổ chức; các nhà mạng cùng các chuyên gia quốc tế.
Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trao đổi, chia sẻ về kinh nghiệm giải pháp xây dựng định danh điện tử và các dịch vụ xác thực định danh điện tử tin cậy, phục vụ hoạt động giao dịch điện tử. Đây sẽ là những nội dung hữu ích, giúp Bộ TT&TT xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, quy định liên quan đến định danh điện tử, xác thực điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, ngày nay niềm tin là vấn đề cơ bản trong toàn bộ hệ sinh thái kinh tế số. Tính bảo mật, tính riêng tư là mối quan tâm lớn của người dân khi tương tác với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến từ thương mại điện tử và dịch vụ công trực tuyến qua các cổng thông tin do nhà nước quản lý. “Điều này đòi hỏi chính phủ phải xây dựng các khung khổ pháp lý để giải quyết các vấn đề quyền riêng tư, tính minh bạch, khả năng kiểm soát và trách nhiệm giải trình”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Phan Tâm cũng cho biết, nhiều nước trên thế giới, điển hình như Canada, Phần Lan, Estonia, Đức, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc đã triển khai thành công hệ thống định danh làm nền tảng cho việc thiết lập và cung cấp thành công dịch vụ công trực tuyến và phát triển thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã nhận thức rất rõ vai trò của CNTT-TT trong phát triển kinh tế - xã hội. Quyết tâm của Chính phủ được thể hiện với những chủ trương, chính sách trong thời gian vừa qua về xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển Thương mại điện tử và thúc đẩy công nghiệp 4.0.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, hiện hệ thống văn bản pháp lý về định danh điện tử còn chưa hoàn thiện. Việc xác thực danh tính người dân khi sử dụng dịch vụ dựa vào chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hay các giấy tờ tùy thân khác vẫn còn rất phổ biến, gây bất tiện cho người dân và giảm hiệu quả khi cung cấp dịch vụ.
“Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng bổ sung khung khổ pháp lý về định danh điện tử là rất cần thiết, tạo điều kiện thúc đẩy triển khai các dịch vụ xác thực điện tử tin cậy, góp phần phát triển các hoạt động giao dịch điện tử tại Việt Nam và hướng đến một số mục tiêu quan trọng như: xây dựng hạ tầng số, tạo nền tảng thực hiện hóa các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, kinh tế số; khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong hoạt động triển khai dịch vụ trực tuyến cả ở khu vực công và khu vực tư nhân; tạo môi trường thuận lợi để người dân có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của chính phủ và các tổ chức tư nhân, tiếp nhận các phúc lợi xã hội theo quyền lợi chính đáng; đảm bảo an toàn thông tin cho giao dịch điện tử, tạo môi trường giao dịch tin cậy giữa các bên tham gia…”, Thứ trưởng cho hay.