Tỷ lệ lợi nhuận của các nhà mạng viễn thông Ấn Độ ngày càng thấp. |
TheẤnĐộKhổvìđuacướcdiđộbd hom nay va ngay maio những số liệu của cơ quan quản lý viễn thông và chính phủ Ấn Độ, giá cước di động tại thị trường này vẫn liên tục giảm mạnh bất chấp việc chính phủ đang xem xét việc thu hồi lại tới 69 giấy phép sử dụng băng tần. Lý do là do cuộc đấu giá hồi năm 2008 đã bị thao túng và giá bán của các băng tần 2G chỉ bằng 1/10 so với giá trị thực. Theo Kunal Bajaj, giám đốc hãng phân tích thị trường viễn thông tại New Delhi, sự không ổn định của các chính sách quản lý cùng với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài đã buộc các nhà mạng di động Ấn Độ phải chạy theo cuộc đua giảm giá nhằm thu hút thuê bao. “Khi sự hỗn loạn ngày càng tăng, chỉ còn một cách duy nhất để làm giảm nhiệt cuộc chiến cạnh tranh này là giảm số đối thủ thông qua việc rút bớt giấy phép hoặc sáp nhập. Nhưng đáng tiếc là quá trình này đang bị trì hoãn”, Bajaj nói.
Thực ra, lĩnh vực viễn thông Ấn Độ trong năm 2010 cũng đã khá bận rộn khi có tới 27 thương vụ mua bán giữa các mạng di động với tổng giá trị hợp đồng lên tới 7,7 tỷ USD.
“Cạnh tranh thật khốc liệt và nó sắp thành một kẻ giết người”, Manuj Sharan, trợ lý giám đốc kinh doanh của nhà mạng Idea Cellular vừa nói vừa lấy tay xé ngay một tờ quảng cáo về giá cước mới của Aircel dán trên đường phố Mumbai, “tỷ lệ lợi nhuận càng ngày càng thấp”.
Hiện tại, hầu hết các nhà mạng Ấn Độ đều đang đua nhau “vét” nốt những khách hàng là người thành thị có thu nhập thấp bằng việc liên tục tung ra những bộ SIM mới với một khoản tiền nhất định trong đó, cho phép họ gọi xong rồi… vứt. Kamlesh Bhatia, nhà phân tích của hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết, chính sự cạnh tranh đang biến người dùng di động Ấn Độ thành những kẻ “không bao giờ trung thành” khi tỷ lệ thuê bao đổi mạng trong năm 2009 là 53% và ước tính năm 2010, có ít nhất 60% số người dùng di động chuyển sang dùng dịch vụ của mạng khác.