Giao hàng không tiếp xúc: Ủng hộ nhưng ít thực hiện vì sợ phiền phức_lịch bóng đá thổ nhĩ kỳ
Reputa,àngkhôngtiếpxúcỦnghộnhưngítthựchiệnvìsợphiềnphứlịch bóng đá thổ nhĩ kỳ nền tảng giám sát thông tin trực tuyến, vừa đưa ra báo cáo về hoạt động giao nhận vận tải quý 1/2020, dựa vào thông tin công ty thu thập trên mạng. Báo cáo tập trung vào nội dung người dùng bàn luận online về những công ty vận tải thương mại điện tử tại Việt Nam.
Dù tập trung vào các công ty giao nhận thương mại điện tử, báo cáo cũng ghi nhận các xu hướng vận chuyển liên quan khác trong thời gian gần đây.
Chẳng hạn, từ 11/3 đến cuối tháng 3, báo cáo của Reputa ghi nhận cụm từ “giao hàng không tiếp xúc” được nhắc đến nhiều. Không có bình luận tiêu cực nào về giao hàng không tiếp xúc, trong khi đó có 19% bình luận tích cực, còn lại là bình luận trung tính.
Ngoài ra, đơn vị này nhận định giao hàng không tiếp xúc được ứng dụng nhiều trong giao thức ăn hơn là giao hàng.
Lazada là trang thương mại điện tử đầu tiên ứng dụng biện pháp giao hàng không tiếp xúc, trong khi đó Grab tiên phong hoạt động này ở mảng giao đồ ăn.
Sau đó, Now, Lalamove cũng bắt đầu triển khai kiểu giao hàng này nhằm giữ an toàn cho khách lẫn tài xế trong mùa dịch.
Giao hàng không tiếp xúc yêu cầu tài xế và người nhận đứng xa nhau tối thiểu 2 mét. Hàng sẽ được đặt ở một vị trí thoả thuận trước, sau đó khách đến lấy mà không chuyền tay với tài xế. Đối với người trả tiền mặt, tiền sẽ được đưa theo cách tương tự.
Đại diện Grab cho biết trong giai đoạn triển khai giao hàng không tiếp xúc, hầu hết ý kiến phản hồi đều hài lòng, cả tài xế lẫn khách hàng đều thích vì mọi người cảm thấy được an toàn.