Sáng 14/5,âydựngđộingũtríthứcvữngmạnhlànângtầmsứcmạnhđấtnướkết quả trận slavia praha Ban Tuyên giáo Trung ương đã có chương trình "Gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019" với 100 đại biểu là các nhà trí thức, khoa học trong nước nhân Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Trong 2 giờ đồng hồ, các ý kiến trình bày tại buổi gặp gỡ đã nhấn mạnh tới vai trò của trí thức Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Những câu nói của các bậc tiền nhân như Thân Nhân Trung, Lê Quý Đôn về sử dụng người tài, vai trò “nguyên khí quốc gia”, “phi trí bất hưng” của những người làm khoa học, công nghệ... được nhắc tới nhiều lần.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng kể lại những kỷ niệm về sự đóng góp của đội ngũ trí thức với công cuộc xây dựng, kiến thiết và phát triển đất nước cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Chương trình gặp gỡ diễn ra sáng 14/5 tại Hà Nội |
Trong bài phát biểu dài 8 phút, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã điểm lại tên tuổi những trí thức thuở xưa luôn ý thức về trách nhiệm và bổn phận đối với đất nước với tinh thần “quốc gia hữu sự, sĩ phu hữu trách” trong lịch sử, và đặc biệt là việc quy tụ, sử dụng người tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh để “giúp dân, giúp nước”.
Ông Thưởng khẳng định nhiều chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ trí thức đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Đồng thời, ghi nhận vai trò đi đầu của đội ngũ trong những đổi mới sáng tạo, góp phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Tuy nhiên, những đóng góp của trí thức vẫn chưa đáp ứng, giải đáp kịp thời những vấn đề của thực tiễn đặt ra, chưa thật sự trở thành động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Ông Thưởng khẳng định: "Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ dân tộc, sức mạnh đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư cho trí thức là đầu tư cho sự phát triển bền vững".
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định đã có nhiều cải tiến chính sách đối với các nhà khoa học. Ông khẳng định, với vai trò tham mưu cho Chính phủ, Bộ đã xây dựng nhiều chính sách nhằm tạo môi trường làm việc thuận lợi, hạ tầng khoa học công nghệ đã được đầu tư nâng cấp, viện nghiên cứu tiên tiến, chương trình nghiên cứu trọng điểm, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đã được hình thành... Đây là cơ sở để các nhà khoa học yên tâm cống hiến. |
GS.TS Nguyễn Quang Liêm, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam nói rằng với điều kiện như hiện tại, đóng góp của các trí thức, nhà khoa học Việt Nam là "vượt bậc" và giới khoa học có quyền tự hào về điều này. Ông cũng dẫn số liệu để nói rằng hiện nay đội ngũ giáo sư trong cả nước đang mỏng, chứ không phải "nhiều" như dư luận đề cập.
GS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói rằng khoa học công nghệ đã đóng góp 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản; giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 10 – 30%. Bà Lan đề xuất 4 vấn đề, trong đó cần chú trọng tới những nghiên cứu dài hạn, nghiên cứu dẫn đường, "khai sáng" |
PGS Tạ Hải Tùng đến từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở các trường đại học là khâu then chốt để tạo ra những thủ lĩnh khoa học ngay từ giảng đường |
Các ý kiến phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học
|
Song Nguyên - Thuý Nga