您现在的位置是:Fabet > World Cup

Phụ nữ Nhật Bản muốn triệt tiêu một truyền thống của Valentine_hải phòng vs bình dương

Fabet2025-01-10 18:13:06【World Cup】9人已围观

简介Tin thể thao 24H Phụ nữ Nhật Bản muốn triệt tiêu một truyền thống của Valentine_hải phòng vs bình dương

Tặng chocolate trong lễ tình nhân là phong tục phổ biến ở Nhật Bản.

Chocolate,ụnữNhậtBảnmuốntriệttiêumộttruyềnthốngcủhải phòng vs bình dương bánh kẹo là những món quà phổ biến để thể hiện tình cảm vào mỗi dịp Valentine. Khác với phương Tây, ở xứ sở hoa anh đào, phụ nữ thường tặng chocolate cho những người đàn ông mà họ yêu quý trong ngày 14/2.

Đó có thể là người có thứ bậc cao hơn như sếp, thầy giáo, tiền bối hoặc các mối quan hệ đơn thuần như đồng nghiệp, bạn bè. Hành động trên được gọi là "giri choko" (chocolate nghĩa vụ), nhằm thể hiện sự tôn trọng hoặc bày tỏ lòng biết ơn vì đã giúp đỡ trong công việc hoặc vấn đề nào đó.

Khi nhận được chocolate, vào ngày 14/3 (Valentine Trắng), nam giới sẽ phải gửi quà đáp lại, theo Mainichi.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và những thay đổi trong xã hội đã khiến phong tục này dần biến mất.

Công ty nghiên cứu Intage Inc. tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến với 2.633 người từ 15 tuổi đến 79 tuổi trên toàn quốc vào tháng 1/2023. Theo kết quả, chỉ có 8,2% trong tổng số 1.325 phụ nữ cho biết sẽ thực hiện "giri choko".

Khi được hỏi suy nghĩ về “chocolate nghĩa vụ” tại nơi làm việc, phần lớn phụ nữ (82,8%) trả lời rằng họ không muốn tặng chúng cho đồng nghiệp của mình.

75,4% những người nằm trong độ tuổi 20 đã bỏ phiếu phản đối. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nhóm tuổi khác dao động khoảng 80-90%.

chocolate nghia vu valentine anh 1

Nhiều người muốn bỏ qua phong tục "giri choko" trong năm nay. Ảnh: Alamy.

Hiromasa Tanaka, giám đốc trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng của Intage Inc., đã phân tích lý do của xu hướng này.

"Nhiều người tin rằng dịch bệnh đã khiến họ phải suy nghĩ lại cách giữ liên lạc với đồng nghiệp và các mối quan hệ khác. Vì thế, họ đã ngừng tặng ‘giri choko’ như một truyền thống và có lý do để làm như vậy khi không đến văn phòng thường xuyên như trước”, Hiromasa nhận định.

Trong khi đó, phần lớn nam giới được hỏi, tương đương 61,4%, cho hay họ "không vui" khi nhận “chocolate nghĩa vụ”. Trong đó, những người ở độ tuổi 40 chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 70%.

Tuy nhiên, tâm lý này ngược lại với nhóm nam giới trẻ tuổi khi hầu hết đều phấn khởi khi được đối phương tặng quà.

Những lý do phổ biến nhất được đưa ra là để hiểu rõ hơn về mọi người tại nơi làm việc, tận hưởng ngày lễ tình nhân như một sự kiện đặc biệt và có thể ăn đồ ngọt thỏa thích mà bình thường không dám mua.

Theo The Guardian, trong những năm gần đây, doanh số của mặt hàng này ngày càng sụt giảm do phụ nữ ở đất nước mặt trời mọc phản đối việc phải thực hiện "giri choko". Ngoài ra, xu hướng bày tỏ tình cảm bằng quà tặng cho người yêu hoặc đối tượng thầm thích cũng ghi nhận tình trạng tương tự.

Một số công ty thậm chí còn cấm hành vi này vì coi đây là hình thức quấy rối quyền lực.

Tặng chocolate cho nam giới trong ngày Valentine bắt đầu được thương mại hóa ở Nhật Bản vào giữa những năm 1950 và nhanh chóng phát triển thành thị trường trị giá hàng triệu USD.

Theo Zing

Ngày Valentine 14/2 ai tặng quà cho ai?

Ngày Valentine 14/2 ai tặng quà cho ai?

Ngày 14/2 được đặt theo tên của Thánh Valentine. Vào ngày này, tình nhân trên khắp thế giới thường tặng cho nhau hoa hồng, chocolate, thiệp…

很赞哦!(9)