World Cup

Sau 4 năm, từ vốn hóa 5.309 đôla, Apple giúp 300 người thành triệu phú_inter vs bologna

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Sau 4 năm, từ vốn hóa 5.309 đôla, Apple giúp 300 người thành triệu phú_inter vs bologna

Inc. trở thành tờ tạp chí đầu tiên đưa hình Jobs lên bìa trang nhất vào tháng 10 năm 1981. Nguồn: incmagazine.

Khi Mike Markkula cùng Jobs và Wozniak biến mối quan hệ hợp tác non nớt ban đầu thành Công ty Máy tính Apple vào tháng 1 năm 1977,ămtừvốnhóađôlaApplegiúpngườithànhtriệuphúinter vs bologna họ định giá nó ở mức 5.309 đôla.

Trong vòng chưa đầy bốn năm sau, họ quyết định tiến hành cổ phần hóa công ty. Đây là sự kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) vượt mức lớn nhất trong lịch sử, sau sự kiện của Ford Motors năm 1956.

Tính đến cuối tháng 12 năm 1980, Apple được định giá ở mức 1,79 tỷ đôla. Vâng, đó là con số được tính bằng tỷ. Trong quá trình này, Apple cũng giúp khoảng 300 người khác trở thành triệu phú.

Nhưng, Daniel Kottke không phải là một trong số đó. Ông từng là người bạn tâm giao của Jobs khi cùng học ở trường đại học, khi ở Ấn Độ, ở câu lạc bộ All One Farm và cùng sống chung một căn hộ khi Chrisann Brennan và Jobs trục trặc. Ông cũng tham gia vào Apple từ những ngày đầu còn “đóng đô” tại gara của Jobs cũng như vẫn làm việc với tư cách là nhân viên công nhật ở đây.

Tuy nhiên, Kottke không ở vị trí đủ cao để được hưởng quyền mua cổ phiếu ưu đãi trước khi IPO.

Kottke nói: “Tôi hoàn toàn tin tưởng Steve và cho rằng ông ấy sẽ quan tâm đến tôi như tôi đã quan tâm đến ông ấy, vì vậy tôi không thúc ép Jobs điều gì cả”. Lý do chính thức của việc Kottke không được quyền mua cổ phiếu là bởi ông chỉ là một chuyên viên kỹ thuật làm việc chấm công theo giờ, chứ không phải là một kỹ sư được nhận lương định kỳ.

Và theo chính sách của công ty thì ông không nằm trong cơ cấu hưởng chế độ này. Mặc dù vậy, Kottke lẽ ra cũng đáng được hưởng “cổ phiếu sáng lập”, nhưng Jobs quyết định là ông ấy không được nhận gì cả.

Theo lời Andy Hertz-feld, một trong những kỹ sư thời kỳ mới thành lập của Apple, người vẫn duy trì tình bạn với Jobs, nhận xét: “Steve rất ‘dị ứng với cái gọi là sự trung thành. Ông ấy đã bỏ rơi những người mà ông ấy gần gũi nhất”.

Kottke quyết định làm sáng tỏ trường hợp của ông với Jobs bằng cách lượn lờ bên ngoài văn phòng của Jobs và tìm cách bắt chuyện với ông. Nhưng mỗi lần chạm trán, Jobs lại tỏ ý xua đuổi Kottke. Ông nói: “Điều làm tôi khó nghĩ nhất là Jobs không bao giờ nói trực tiếp với tôi rằng tôi không đủ tư cách để hưởng quyền đó. Ông ấy nợ tôi lời giải thích với tư cách một người bạn. Khi tôi hỏi Jobs về cổ phần, ông ấy chỉ bảo tôi phải nói chuyện với người quản lý của tôi”.

Cuối cùng, sau gần sáu tháng kể từ IPO, Kottke đã lấy hết can đảm bước vào phòng Jobs và cố gắng giải quyết vấn đề với ông. Nhưng khi Kottke bước vào, Jobs lạnh lùng đến mức khiến người ông như đông cứng lại. Ông nhớ lại: “Lúc đó tôi chỉ biết nghẹn lời và nước mắt bắt đầu rơi khiến tôi không thể mở lời nói với ông ấy. Tình bạn của chúng tôi kết thúc từ đó. Thật đáng buồn”.

Rod Holt, kỹ sư chế tạo ra bộ sạc điện cho máy tính và được nhận nhiều quyền chọn, đã cố gắng tìm cách thay đổi quyết định của Jobs. Ông nói: “Chúng ta phải làm gì đó cho cậu bạn thân Daniel chứ!”. Và ông đề xuất rằng mỗi người họ sẽ nhượng lại một số quyền chọn cho Daniel.

Holt nói tiếp: “Anh quyết định nhượng lại thế nào, tôi cũng sẽ làm theo.” Nhưng Jobs lạnh lùng đáp lại: “Đồng ý thôi. Tôi sẽ nhượng lại cho cậu ấy con số không”.

Về phần Wozniak, không mấy ngạc nhiên khi ông có thái độ ngược lại với Jobs. Trước khi cổ phiếu được chào bán chính thức, ông quyết định bán 2.000 quyền chọn của mình với giá rất thấp cho 40 nhân viên bậc trung khác. Hầu hết người được thụ hưởng này đều kiếm được số tiền đủ để mua một căn hộ.

Wozniak cũng mua được một căn nhà mơ ước với người vợ mới; nhưng cô này nhanh chóng ly dị ông và giữ luôn ngôi nhà. Sau đó, Wozniak cũng chuyển toàn bộ cổ phần của mình cho những nhân viên mà ông cảm thấy chưa được nhận phần xứng đáng, bao gồm cả Kottke, Fernandez, Wigginton và Espinosa.

Tất cả đều yêu mến Wozniak, hầu hết là thêm phần yêu mến sau sự hào phóng của ông. Nhưng cũng nhiều người đồng ý với ý kiến của Jobs, cho rằng hành động đó “ngây thơ và trẻ con”. Vài tháng sau, một tấm áp-phích đã được dán lên bảng tin của công ty với hình ảnh một người đàn ông nghèo khó và dòng chữ nguệch ngoạc “Woz năm 1990”.

Jobs không phải là người ngây thơ. Ông đã chắc chắn mọi thứ được giải quyết xong xuôi với Chrisann Brennan trước khi IPO diễn ra. Jobs là người đại diện công chúng của sự kiện IPO, đồng thời quyết định chọn hai ngân hàng đầu tư đảm nhận việc chào bán này: Đó là hãng Morgan Stanley ở Phố Wall theo truyền thống và hãng Hambrecht & Quist ở San Franciso không như thông lệ.

Theo Bill Hambrecht thì “Steve không tôn trọng những gã đến từ Morgan Stanley, một công ty cứng nhắc tại thời điểm đó”. Morgan Stanley có ý định định giá cổ phiếu chào bán ở mức 18 đôla, mặc dù hiển nhiên có thể nhận thấy là cổ phiếu sẽ nhanh chóng tăng vọt.

Jobs hỏi nhân viên ngân hàng: “Nói cho tôi biết điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu này khi chúng tôi chào bán với mức giá 18 đôla? Anh có định bán nó cho những khách hàng yêu quý của mình không? Nếu vậy, làm thế nào các anh có thể lấy của tôi 7% hoa hồng?”.

Hambretch nhận thấy có một sự thiếu công bằng trong hệ thống này và sau đó ông đưa ra ý tưởng về một cuộc đấu giá ngược để định giá cổ phiếu trước khi đưa ra IPO.

Apple chính thức lên sàn vào buổi sáng ngày 12 tháng 12 năm 1980. Trước đó, các ngân hàng đã định giá chào bán ở mức 22 đôla một cổ phiếu. Giá cổ phiếu tăng tới mốc 29 đôla trong ngày đầu tiên.

Jobs đã kịp đến trụ sở của Hambrecht & Quist để chứng kiến phiên giao dịch mở màn. Ở tuổi hai mươi lăm, ông đã có trong tay 256 triệu đô-la. […]

Thành công của Apple đã mang lại sự nổi tiếng cho Jobs. Inc. trở thành tờ tạp chí đầu tiên đưa hình Jobs lên bìa trang nhất vào tháng 10 năm 1981. Tờ tạp chí không quên giật tít “Người đàn ông này vĩnh viễn đã thay đổi quan niệm về kinh doanh”.

Bức hình của Jobs trên bìa tạp chí là hình ảnh ông với bộ râu cắt tỉa gọn gàng, mái tóc dài trau chuốt, trong bộ trang phục quần jeans màu xanh và áo sơ-mi, khoác ngoài chiếc áo blazer sa-tanh.

Ông dựa vào một chiếc máy tính Apple II và nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh với cái nhìn chăm chăm đầy mê hoặc, điều mà ông đã học được từ Robert Friedland. Inc. thuật lại: “Khi Steve Jobs nói, người nghe như cảm nhận được nhiệt huyết đang chảy trong huyết quản của ông, người nhìn thấy được tương lai và khẳng định chắc chắn rằng nó sẽ là như vậy”.

Tạp chí Time cũng đưa hình Jobs lên trang bìa vào tháng 2 năm 1982, số dành cho những doanh nhân trẻ tuổi. Bìa tạp chí là một bức tranh vẽ Jobs, và một lần nữa ông lại xuất hiện với đôi mắt cùng ánh nhìn như thôi miên của mình.

Jobs, theo như nội dung chính của bài báo, đã “đơn thương độc mã thực hiện và tạo ra ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân”. Michael Moritz cũng ghi lại trong phần thông tin cá nhân của Jobs kèm theo bài báo: “Ở tuổi hai mươi sáu, Jobs đã lãnh đạo một công ty mà sáu năm trước còn hoạt động trong một phòng ngủ và gara của cha mẹ mình, thế nhưng năm nay nó được dự đoán đạt mức doanh thu 600 triệu đôla...".

copyright © 2025 powered by Fabet   sitemap