Fabet

Tin thể thao 24H Chuyện chưa kể về nữ phi hành gia phá kỷ lục sống lâu nhất trên trạm vũ trụ_bongdaketqua

Chuyện chưa kể về nữ phi hành gia phá kỷ lục sống lâu nhất trên trạm vũ trụ_bongdaketqua

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã giao nhiệm vụ cho 4 phi hành gia bay vòng quanh mặt trăng vào cuối năm 2024. Đây là chuyến bay đặc biệt bởi có sự tham gia của nữ phi hành gia Christina Koch.

Nữ phi hành gia Christina Koch

Dù đã có một số phụ nữ bay vào vũ trụ từ thế kỷ 20 nhưng chưa từng có phụ nữ nào đi vào quỹ đạo mặt trăng. Christina Koch sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên thực hiện sứ mệnh này. 

Tận tâm theo đuổi đam mê

Ngay từ nhỏ,ệnchưakểvềnữphihànhgiaphákỷlụcsốnglâunhấttrêntrạmvũtrụbongdaketqua Koch đã quan tâm đến khám phá không gian. Cô được truyền cảm hứng khi xem các vụ phóng tàu con thoi trên ti vi cùng gia đình và mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành phi hành gia.

Dành cả tuổi thơ trong trang trại của gia đình ở bang Michigan (Mỹ), cô làm việc chăm chỉ và vượt qua thử thách. 

Christina Koch sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vòng quanh mặt trăng.

Koch lấy bằng cử nhân, thạc sĩ khoa học về Kỹ thuật điện và Vật lý tại ĐH North Carolina State (Mỹ) và được trường trao bằng tiến sĩ danh dự.

Theo giới thiệu trên trang web chính thức của NASA, trước khi trở thành phi hành gia, Koch đã tham gia vào công việc phát triển thiết bị khoa học vũ trụ. Sự nghiệp của cô bắt đầu với tư cách là kỹ sư điện tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA (GSFC). Sau đó, Koch trở thành cộng tác viên nghiên cứu trong Chương trình Nam Cực của Mỹ, với vai trò là thành viên của đội cứu hỏa và tìm kiếm cứu nạn.

Koch sau đó quay trở lại phát triển thiết bị khoa học vũ trụ với tư cách là kỹ sư điện tại phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng của ĐH Johns Hopkins. Sau khi gia nhập Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), cô tiếp tục làm việc tại các địa điểm xa xôi như kỹ sư hiện trường ở Utqiagvik, bang Alaska và sau đó làm trưởng trạm của đài thiên văn Samoa thuộc Mỹ.

Chồng làm công việc nhà để vợ ghi dấu lịch sử trên không gian

Theo tờ Daily Mail,măm 2013, Koch là một trong tám người được chọn vào lớp phi hành gia thứ 21 của NASA. Sau hai năm đào tạo, cô trở thành phi hành gia chính thức. 

Chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Koch diễn ra vào năm 2019 khi cô được gửi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) làm kỹ sư máy bay. Koch ở đó trong 328 ngày, lập kỷ lục về chuyến bay vũ trụ dài nhất của một phụ nữ. Người giữ kỷ lục trước đó, Peggy Whitson, đã ở trong không gian trong 288 ngày.

Khi đó, Koch cũng lập kỷ lục về chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của phụ nữ.

Christina Koch trong chuyến bay lịch sử năm 2019.

"Tôi luôn luôn muốn trở thành phi hành gia. Đối với tôi, đam mê đã dẫn lối để có thể phát triển và đóng góp nhiều nhất trong các chuyến bay vào vũ trụ", Koch nói trong cuộc phỏng vấn năm 2020.

Kouch chia sẻ, trong khi cô khám phá không gian, chồng Robert sẽ phải đảm nhiệm công việc nhà và chăm sóc chú chó con. Hai người vẫn chưa có con.

"Tôi có hào hứng không? Cực kỳ! Điều vui mừng nhất là chúng tôi sẽ mang theo sự phấn khích, khát vọng, ước mơ trong sứ mệnh này", cô nói trong một cuộc họp báo về chuyến bay vòng quanh mặt trăng vào năm tới.

Những thành tựu của Koch đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái đam mê khoa học và kỹ thuật.

Chuyến đi bộ ngoài không gian lịch sử và chuyến bay phá kỷ lục của cô cho thấy phụ nữ có thể xuất sắc trong lĩnh vực thám hiểm không gian và họ hoàn toàn có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của ngành thám hiểm không gian.

Tử Huy

Gia đình huyền thoại: 5 thành viên giành 6 giải NobelGia đình của nhà khoa học nữ Marie Curie rất có "duyên" với Nobel khi 2 vợ chồng bà, 2 vợ chồng con gái lớn và con rể út đều được vinh danh cho giải thưởng cao quý nhất hành tinh này.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap