Thầy cô mòn mỏi vì thu nhập, lãnh đạo lý giải chuyện đánh nhau_kết quả tỷ số tottenham

Những thông tin về tiền lương giáo viên,ầycômònmỏivìthunhậplãnhđạolýgiảichuyệnđákết quả tỷ số tottenham các báo cáo của Chính phủ và thẩm định của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội về giáo dục, lý giải về tình trạng bạo lực học đường của các cơ quan chức năng… là những nội dung đáng ghi nhận của giáo dục đào tạo tuần vừa qua.

Lần đầu tiên ban hành khung trình độ năng lực quốc gia

Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã nêu một số ý kiến đang lưu ý về giáo dục - đào tạo trong bản báo cáo dài 8 trang, lưu ý những nội dung trọng yếu như: Xây dựng hệ thống trường sư phạm trọng điểm; Thúc tiến độ làm chương trình phổ thông mới; Cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân chưa hợp lý; Phải chuẩn bị tốt ngân hàng đề thi trắc nghiệm; Chắt lọc nhân tố tích cực của mô hình trường học mới (VNEN); Cần đánh giá nghiêm túc thực trạng dạy học ngoại ngữ.

{keywords}

Trước đó, Chính phủ đã có bản báo cáo về một số vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, với những thông tin cụ thể về đào tạo ngoại ngữ, khẳng định sự ổn định trong phương án thi THPT quốc gia...và các kết quả khác khi thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục, đào tạo.

Lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cấu trúc gồm 8 bậc trình độ, trong đó bậc cao nhất là bậc 8, tương đương trình độ tiến sĩ.

Bạo lực học đường tiếp diễn – người lớn lý giải

Thông tin về các vụ bạo lực tại trường học, giữa giáo viên với học sinh - giữa học sinh với học sinh - vẫn tiếp tục xuất hiện. Các vụ bạo lực không có chiều hướng lắng xuống mà vẫn tiếp tục diễn ra.

Đình đám nhất trong tuần có lẽ là việc một học sinh lớp 8 mang dao xông vào tận trường chém thầy giáo bị thương, xảy ra tại Nghệ An. 

Trước những vụ việc bạo lực học đường xảy ra liên tục, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chính thức lên tiếng lý giải tình trạng này.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thì "Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt thường ngày mà các em đã ứng xử với nhau thiếu lòng nhân ái, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam".

Bà Nghĩa cho rằng để ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước chấm dứt tình trạng bạo lực học đường thì “rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ và tâm hồn đạo đức trong sáng và lành mạnh”.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45), Bộ Công an cũng bày tỏ sự xót xa về tình trạng gia tăng bạo lực học đường. Theo ông, để xảy ra hiện trạng này, lỗi phần lớn thuộc trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ.

Thấp thỏm chờ… tin thi cử

Sau một thời gian tạm lắng, các thông tin về kỳ thi THPT quốc gia lại bắt đầu xuất hiện trở lại.

Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị công bố các dự thảo thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học để lấy ý kiến.

Đề thi sẽ được in thành 3 phần có thể tách rời nhau. Bộ GD-ĐT đã phân chia cụ thể thời gian làm bài 50 phút/ phần (môn), nên hết thời gian cho từng phần, giám thị sẽ thu lại giấy nháp và đề thi của từng thí sinh trong phòng. 

Nhóm GX (gồm 12 trường đại học thuộc khu vực Hà Nội) đưa ra phương án dự kiến tuyển sinh 2017 là các trường sẽ lấy kết quả thi THPT của Bộ GD-ĐT và nhóm sẽ mở rộng thêm.

ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn tiếp tục triển khai phương thức thức thi Đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính quy, với gần 20 đơn vị ngoài với quy mô mở rộng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

ĐHQG TP.HCM cũng dự kiến sẽ thi riêng trong năm 2017. Theo dự thảo tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong năm 2017 của đơn vị này, bài thi dự kiến làm trên giấy gồm 1 câu tự luận, 125 câu trắc nghiệm trong thời gian 180 phút.

Liên kết đào tạo tràn lan

Theo Báo Tuổi Trẻ TP.HCM đưa tin, hàng loạt trường trung cấp, CĐ, ĐH liên kết đào tạo trái quy định. Không chỉ đào tạo liên thông ĐH, các trường này còn tuyển sinh và đào tạo cả bậc ĐH chính quy, thạc sĩ.

Điều đáng nói là rất nhiều chương trình liên kết được thực hiện với đối tác rất xa, trong khi ngay tại địa bàn liên kết có rất nhiều trường ĐH đào tạo những ngành này.

Các chương trình tuyển sinh liên thông ĐH chính quy, thạc sĩ được một số trường trung cấp, CĐ thông báo rộng rãi, hồ sơ đã được bán cho người dự thi thế nhưng khi phóng viên đặt vấn đề pháp lý chương trình, cả trường ra thông báo và các trường ĐH đều chối bay chối biến hoặc “ông nói gà bà nói vịt”…

Giáo viên lại đau đầu về thu nhập

Trong tuần có một loạt các thông tin liên quan tới lương giáo viên (GV) ở các địa phương. Hầu hết là những tin không vui.

Như VietNamNet đưa tin, chỉ trong 5 năm (2011-2016) ngành giáo dục của tỉnh Cà Mau đã nợ lương và chế độ chính sách đối với GV hơn 139 tỷ đồng. Trong đó, nhiều nhất là huyện Trần Văn Thời (44,6 tỷ đồng), U Minh (36,1 tỷ đồng), Cái Nước (18,7 tỷ đồng), Thới Bình (16,5 tỷ đồng), TP Cà Mau (13 tỷ đồng)…

Công văn do Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo nêu rõ ngành giáo dục Cà Mau phải trả xong nợ lương cho giáo viên trước ngày 20/11.

Báo Dân trí thì đưa tin đến đầu năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh Nghệ An đang còn 507 giáo viên (GV) hợp đồng huyện và 622 GV hợp đồng trường.

GV hợp đồng huyện được ký từ những năm 2010 trở về trước, do ngân sách huyện trực tiếp chi trả. Còn lương của GV hợp đồng trường do thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, điểm chung giữa họ là chỉ được hưởng 85% mức lương cơ bản đối với bậc học của mình và không được tăng lương kể từ khi ký hợp đồng tới nay.

Báo Pháp luật TP.HCM cũng đưa tin, trong khi cơ quan chức năng loay hoay trong việc xếp bậc lương, 117 giáo viên tại quận 1, TP. HCM đang phải giảng dạy không lương suốt 15 tháng qua.

Đây là những giáo viên đã trúng tuyển đợt thi tuyển viên chức do UBND quận 1 tổ chức từ tháng 8/2015 và được phân về các trường giảng dạy. Từ đó đến nay, các giáo viên này vẫn chưa nhận được quyết định bổ nhiệm viên chức, chưa được xếp lương…

Trong khi đó, tại Thanh Hóa, nhiều người trong số 600 GV bị chấm dứt hợp đồng đã gửi đơn khiếu nại tới các cấp. Sau khi tiếp nhận đơn của tập thể giáo viên, nhân viên bị chấm dứt hợp đồng của huyện Yên Định, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chuyển đơn của tập thể giáo viên huyện Yên Định đến Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa để xem xét, tham gia giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo kết quả về Tổng liên đoàn trước ngày 5/12/2016.

Theo thông báo mới nhất của UBND huyện Yên Định, để có cơ sở giải quyết khiếu nại của một số giáo viên, nhân viên hợp đồng lao động, UBND huyện Yên Định sẽ tổ chức hội nghị đối thoại với người khiếu nại theo quy định.

Chỉ có một tin vui với giáo giới, đó là việc UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho phép công nhận kết quả tuyển dụng giáo viên năm học 2015 - 2016 của UBND huyện Hóc Môn. Đồng thời phê bình UBND huyện Hóc Môn chậm giải quyết sự việc.

Theo văn bản do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu ký về việc tuyển dụng 53 giáo viên năm học 2015-2016 của huyện Hóc Môn, mà trước đó do huyện thực hiện sai quy trình nên số giáo viên thi đỗ nhưng không được công nhận.

Báo Dân Trí dẫn kết quả khảo sát của Ban Văn hoá - Xã hội (HĐND TP.HCM) cho biết thu nhập giáo viên ở thành phố này cao nhất là hơn 15 triệu đồng (người đi dạy hơn 20 năm) và thấp nhất là hơn 3,3 triệu đồng.


Ngân Anh tổng hợp