Bác sĩ Nguyễn Tiến Đạo,ễmắcbệnhsởlịch đấu argentina Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết như trên, thêm rằng bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi vì các em có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn. Có hai đường lây sởi: tiếp xúc với người bệnh, người lành mang bệnh hoặc lây gián tiếp qua vật dụng, đồ chơi có dính dịch tiết của bệnh nhân ho, hắt hơi, sổ mũi.
Giải thích về nhóm nguy cơ mắc bệnh sởi, bác sĩ Đạo nêu cụ thể dưới đây:
Trẻ chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi
Bệnh sởi lây mạnh hơn cúm và Covid-19, mỗi bệnh nhân sởi có thể lây cho 12-18 người không có miễn dịch. Trẻ em chưa có miễn dịch từ vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi dễ nhiễm mầm bệnh khi tiếp xúc gần ca sởi hoặc chạm vào nơi nhiễm virus rồi đưa tay lên mặt. Khi đó, trẻ trở thành "cầu nối" lây nhiễm cho những người xung quanh, bao gồm người lớn chưa được chủng ngừa trước đây, trẻ chưa đến tuổi chỉ định tiêm ngừa sởi và cả những người đã tiêm ngừa đủ hai mũi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% với hai liều vaccine, dịch bệnh sởi mới có thể được kiểm soát. Tuy vậy, tại TP HCM, Sở Y tế ghi nhận tỷ lệ bao phủ vaccine mũi một cho trẻ sinh năm 2023 trên toàn thành phố chỉ hơn 89%. Chưa quận huyện nào đạt 95%. Thành phố triển khai giải pháp tiêm bù, tiêm bổ sung vaccine ngừa sởi và bảo vệ nhóm nguy cơ mắc sởi cao, ngăn bệnh lan rộng.