Bệnh nhân cuối vụ cháy chung cư mini Khương Hạ thoát cửa tử, ra viện sau 2 tháng_tỷ số inter milan
Ngày 6/11,ệnhnhâncuốivụcháychungcưminiKhươngHạthoátcửatửraviệnsauthátỷ số inter milan Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức lễ ra viện cho người bệnh cuối cùng trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội. Đó là Thiếu tá Nguyễn Văn Chương (sinh năm 1986, công tác tại Lữ đoàn 21, Bộ đội Biên phòng). Anh đã bình phục và đủ điều kiện xuất viện sau gần 2 tháng điều trị.
Theo Phó giáo sư Vũ Văn Giáp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Thiếu tá Chương vào viện lúc 3h sáng 13/9 trong tình trạng hôn mê sâu, toàn thân ám khói đen. Ngay lập tức, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy với chẩn đoán ngộ độc CO2, hít phải bụi vào đường thở, tổn thương suy đa phủ tạng, bỏng đường hô hấp, tổn thương tim, thận, não do ngạt khói.
Anh Chương thở máy qua nội khí quản từ ngày 13 đến 21/9. Sau đó, hội đồng chuyên môn quyết định mở khí quản để người bệnh tự thở và có cơ hội thở oxy cao áp phục hồi tổn thương đa cơ quan do ngộ độc CO2. Đến ngày 5/10, bệnh nhân được rút ống nội khí quản.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được thở oxy cao áp từ 13/10, đến nay đã hồi phục dần các cơ quan bị tổn thương, phục hồi khả quan.
Phó giáo sư Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong nhiều năm ông làm hồi sức cấp cứu. Đây là bệnh nhân có sự hồi phục ngoạn mục. 6 lần nội soi khí quản của bệnh nhân đều chảy nước đen kịt. Anh Chương cũng nhiều lần phá, giật dây truyền do ảnh hưởng của thần kinh. Đến nay, bệnh nhân không có biến chứng về vận động, dấu hiệu lâm sàng cải thiện từng ngày.
Đây là trường hợp hiếm hoi được bệnh viện tổ chức tới 27 cuộc hội chẩn, có ngày 2 lần, bất kể ngày đêm.
Hiện, Thiếu tá Chương tự cầm bát ăn, đi lại được. Các động tác cầm bút chưa phục hồi hoàn toàn. Trí nhớ của bệnh nhân đang hồi phục từ mức 0 (mất ý thức hoàn toàn) dần nhớ ra các sự việc quen, công việc cơ quan, người thân, chưa đọc được chữ viết. Với các biện pháp điều trị phục hồi chức năng trong thời gian tới, bệnh nhân có thể hòa nhập với cuộc sống, công việc.
Phó giáo sư Giáp cho biết, rạng sáng 13/9, bệnh viện tiếp nhận 26 nạn nhân vào viện trong bệnh cảnh ngạt khói ở các mức độ khác nhau trong đó có hai trường hợp nguy kịch phải đặt nội khí quản.
Sau đó, bệnh viện tiếp nhận thêm 5 trường hợp từ cơ sở khác chuyển tới. Như vậy, tổng số bệnh nhân là 31 người. Bệnh viện đã kích hoạt báo động đỏ cấp cứu toàn viện. Tất cả người bệnh được đánh giá mức độ thương tổn toàn diện, chấn thương tổng thể, hạn chế tử vong theo cấp cứu chuyên môn về thảm họa y tế.
Bệnh viện cũng tập trung tốt nhất từ con người tới vật tư y tế, hóa chất, thuốc men để cấp cứu người bệnh. Ngay trong đêm thảm kịch xảy ra, Ban giám đốc bệnh viện đưa ra lời hứa: Tuyệt đối không thiếu thuốc men, vật tư cứu chữa, quyết tâm không thêm bệnh nhân tử vong.
Phó giáo sư Giáp nhấn mạnh, đến nay lời hứa "không thêm bệnh nhân tử vong" đã thành hiện thực, giảm thiểu mất mát cho các gia đình trong vụ cháy.
Trong thời khắc cấp cứu đó, các tổ công tác đặc biệt giao ban hội chẩn toàn viện, liên viện với sự tham gia của các thầy thuốc giỏi từ trong nước và quốc tế, tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực ngạt CO2. Ngoài ra, bệnh viện cũng đảm bảo chăm sóc sức khỏe tinh thần, tâm lý cho người nhà bệnh nhân. Bởi vì, khi thảm họa xảy ra người thân của họ chịu đả kích tâm lý, stress rất nhiều.
Bệnh viện cử nhiều đoàn giải quyết xử lý kịp thời các thủ tục phát sinh, đảm bảo kinh phí. Đến thời điểm này, người bệnh và thân nhân chưa phải chịu khoản kinh phí nào. Trong đợt đầu xuất viện ngày 22/9 có 11 người và đến nay, sau gần 2 tháng, người bệnh cuối cùng đã ra viện.
Theo Phó giáo sư Giáp, trong suốt quá trình điều trị, các bác sĩ đều phải học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài vì tại Việt Nam đến nay chưa có quy chuẩn cho điều trị cháy. Trong thời gian tới, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đề xuất Bộ Y tế xây dựng quy chuẩn cấp cứu hỏa hoạn nặng cho các bệnh viện trong nước.