Nhà chung cho người vô gia cư
Bốn năm nay,àngtraiHàNộimờingườivôgiacưvềởnhàchungmiễnphíđủtiệtài xỉu bóng đá ông Nguyễn Quang Hợp (75 tuổi, quê Hưng Yên) được ngủ trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi thay cho cảnh "màn trời chiếu đất".
Nhiều năm trước, người đàn ông rời quê lên Hà Nội làm công việc nhặt ve chai, phế liệu để mưu sinh. Trước đây, những góc vỉa hè quanh phố Trần Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm) là "nhà" của ông.
Gần như cả cuộc đời ông Hợp một thân một mình. Hàng ngày, ông dậy từ 5h đi nhặt ve chai, hơn 23h trải bìa carton giấu trong hốc một cột điện ra góc vỉa hè, dưới mái hiên vắng người ngủ, bất kể mưa gió, trời hè nóng như thiêu hay đêm đông giá rét.
Năm 2020, ông gặp tai nạn, bị chấn thương sọ não, được người dân đưa vào Bệnh viện Quân đội 108 cấp cứu. Không gia đình hay tiền bạc, ông may mắn được anh Trần Minh Quân (34 tuổi), một người chuyên đi phát đồ từ thiện cho người vô gia cư, lo toàn bộ viện phí.
Biết người đàn ông không nhà cửa, không người thân, anh Quân đưa cụ ông về "Nhà chung" - nơi anh chuẩn bị chỗ ở với đầy đủ giường tủ, chăn đệm, ti vi, quạt và bình nước nóng để tiện chăm sóc.
"Tôi lúc đó như "buồn ngủ lại gặp chiếu manh", đồng ý ngay. Có một mái ấm để trú nắng mưa cũng là mong muốn lớn nhất của tôi từ ngày lên Hà Nội", ông Hợp nói.
Anh Trần Minh Quân là trưởng nhóm Từ thiện đêm ở quận Đống Đa, là người thuê căn nhà 4 tầng trên phố Trần Quý Cáp (quận Đống Đa) để ông Hợp và nhiều người vô gia cư khác ở miễn phí.
10 năm trước, anh Quân thường lang thang trên các con phố Hà Nội vào ban đêm. Vô tình thấy những cụ già ngủ ngoài vỉa hè, những đứa trẻ ăn mặc nhếch nhác nằm lẫn trong đống phế liệu cha mẹ nhặt về, anh cùng nhóm bạn lập nên "Từ thiện đêm".
Mỗi tuần, nhóm chuẩn bị vài chục suất quà gồm đồ y tế, nhu yếu phẩm... tặng người già, trẻ em vô gia cư và người lao động nghèo. Kinh phí do trưởng nhóm và các thành viên đóng góp.
Liên tục trao quà nhưng anh Quân nhận thấy những hoạt động này như "muối bỏ bể", cuộc sống của người nhận không được cải thiện. Chàng trai quyết định tạo một nơi có thể giúp họ ổn định cuộc sống.
Tháng 1/2020, "Nhà chung" ra đời, ban đầu chỉ là một căn hộ cấp bốn. Sau một thời gian, thấy căn nhà nhỏ hẹp, cơ sở vật chất không đảm bảo, anh Quân quyết định thuê nhà tầng, phòng ở biệt lập.
Từ một vài người ban đầu, số lượng các cụ già vô gia cư đến "Nhà chung" dần tăng, nhiều thời điểm lên đến hơn chục người. Tuy nhiên không phải ai cũng chấp nhận ở đây lâu dài. Một số người đã quen sống tự do hoặc sinh tật xấu sau đó đều chuyển ra ngoài.
Đến tháng 11 năm nay, "Nhà chung" là chỗ ở của bốn cụ già, đều trên 70 tuổi. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho các cụ, nhóm Từ thiện đêm vẫn tiếp tục tìm và đón thêm người thực sự có nhu cầu về ở.
Sau bốn năm hoạt động, "Nhà chung" phải chuyển địa điểm 3 lần bởi chủ bán nhà hoặc nhóm muốn tăng diện tích sử dụng.
Toàn bộ chi phí thuê nhà, tiền điện nước mỗi tháng khoảng 10-15 triệu đồng, chưa kể tiền sắm sửa đồ dùng, chăm sóc sức khỏe nếu các cụ đau ốm đều do anh Quân trích từ thu nhập cá nhân, thành viên trong nhóm thiện nguyện (gồm sinh viên và người đã đi làm) cùng những mạnh thường quân không tiết lộ danh tính trên khắp cả nước đóng góp.
Mỗi khoản tiền ủng hộ, thu chi đều được trưởng nhóm công khai để mọi người cùng nắm.
"Chưa bao giờ được sống trong căn phòng tiện nghi đến vậy"
Tối thứ 3 hàng tuần, anh Quân tổ chức cho nhiều bạn trẻ đến thăm hỏi các cụ ở "Nhà chung".
Mỗi tháng, nhóm đến dọn dẹp, nấu ăn chung để tạo cơ hội cho người trẻ được trò chuyện, hỗ trợ các cụ, giúp những con người không nhà vơi bớt nỗi khắc khoải lúc tuổi xế chiều.
"Trong khả năng của mình, tôi vẫn sẽ cố gắng giúp đỡ các cụ. Chỉ còn người cần chỗ ở, "Nhà chung" sẽ luôn mở rộng vòng tay tiếp đón", trưởng nhóm từ thiện nói.
Với ông Hợp, dù có chỗ ở miễn phí, hàng ngày, ông vẫn đạp xe đi nhặt ve chai, kiếm tiền trang trải chi phí ăn uống. Ông tâm niệm, "già vẫn cố gắng đi làm để kiếm sống, để bản thân không vô dụng".
Thỉnh thoảng, ông cũng theo nhóm thiện nguyện của anh Quân đi khắp ngõ ngách của Hà Nội tặng quà cho người cần. Khi thấy những người cùng cảnh ngộ, người đàn ông 75 tuổi lại khuyên nhủ, thuyết phục cùng về "Nhà chung".
Bà Nguyễn Thị Hoa, 75 tuổi và chồng là ông Nguyễn Văn Huấn, 90 tuổi, chuyển đến "Nhà chung" được một năm. Trước đây, bà bán nước dạo trên đường Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), chồng đi nhặt ve chai kiếm sống.
Thu nhập thấp khiến họ chỉ có thể thuê phòng trọ cấp 4 ọp ẹp, vài mét vuông ở ngõ Văn Chương, giá hơn một triệu đồng mỗi tháng.
Tình cờ được nhóm anh Quân hỗ trợ, vợ chồng bà Hoa cũng tới "Nhà chung". Ban đầu họ sợ bị lừa, sau nhiều lần tiếp xúc, hiểu được tâm nguyện của nhóm bạn trẻ, mới quyết định dọn về.
"Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ được sống trong căn phòng đầy đủ tiện nghi đến vậy, chẳng biết nói gì ngoài lời cảm ơn chú Quân và nhóm tình nguyện", bà Hoa nói.
Đại diện tổ dân phố số 13, khu dân cư số 7 phường Văn Chương (quận Đống Đa), cho biết đơn vị đã được thông báo về căn nhà thuê trên phố Trần Quý Cáp được thuê làm nơi ở miễn phí cho người vô gia cư.
Người này cho hay sau khi thuê nhà và đón các cụ già về ở, anh Quân đã báo với cảnh sát khu vực để quản lý, nắm bắt tình hình.
"Hành động giúp người là tốt, nhưng cư dân trên địa bàn cũng bày tỏ sự lo lắng bởi ngôi nhà toàn để các cụ già lớn tuổi ở. Nhóm thiện nguyện và các bên liên quan cũng cần quan tâm, tránh để xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn tại "Nhà chung", đại diện tổ dân phố lưu ý.