Giáo dục VN học kinh nghiệm công an, quân đội hay Nhật, Phần Lan, Singapore?_kèo nhà cái góc

Để cải thiện chất lượng giáo dục đầu vào từ đó nâng chất lượng đội ngũ giáo viên,áodụcVNhọckinhnghiệmcônganquânđộihayNhậtPhầkèo nhà cái góc nhìn ở trong nước, nhiều ý kiến đề xuất ngành sư phạm nên học các ngành công an quân đội. Nhìn ra bên ngoài, câu chuyện thành công của những nền giáo dục hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Phần Lan, Singapore cũng gợi ra tham khảo hữu ích.

Thắt chặt đầu vào ngành sư phạm

Với Nhật Bản và Singapore, việc tuyển chọn sinh viên học ngành sư phạm vốn đã khắt khe, song không phải cứ tốt nghiệp trường sư phạm là họ đã đủ điều kiện trở thành giáo viên.

Singapore chọn giáo viên tương lai từ nhóm 30% học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt kết quả cao nhất – theo số liệu của Trung tâm Giáo dục và Kinh tế quốc gia Mỹ (NCEE). Mỗi năm, đất nước này đều tính toán số lượng giáo viên còn thiếu để đưa ra chỉ tiêu phù hợp cho ngành sư phạm. Trung bình, chỉ có 1/8 ứng viên trúng tuyển sau quá trình tuyển chọn gắt gao.

{keywords}
Một giờ học tại Singapore

Những người trúng tuyển phải đạt số điểm ít nhất là ở giữa thang điểm của kỳ thi A-level. Ngoài ra, các trường sư phạm cũng đưa ra những hình thức đánh giá, kiểm tra lòng yêu nghề, các phẩm chất cần thiết khác của một giáo viên tương lai, những đóng góp của ứng viên cho trường và cộng đồng.

Giống như Singapore, giáo viên ở Nhật cũng là một ngành nghề hấp dẫn và cạnh tranh cao. Kỳ thi sát hạch để công nhận một giáo viên thực thụ ở Nhật là do các quận quản lý và thường rất khó khăn. Một giáo viên ở quận Fukushima cho biết cô phải thi 5 lần mới đỗ kỳ sát hạch để trở thành giáo viên. Và vào năm cô thi đỗ, chỉ có 5/200 người vượt qua kỳ thi. Trong khi nhiều đồng nghiệp của cô vẫn chưa đỗ kỳ thi này, phải di chuyển từ trường này qua trường khác mỗi năm và nhiều người đã bỏ cuộc khi không thể thi đỗ.

Nếu như Singapore và Nhật Bản chọn những học sinh có thành tích cao nhất để học ngành sư phạm, thì Phần Lan lại thể hiện sự khắt khe của mình theo một cách khác. Chỉ có khoảng 10% sinh viên đăng ký được chọn học ngành sư phạm ở đất nước có hệ thống giáo dục được cả thế giới ngưỡng mộ này.

{keywords}
Giờ học tại trường Phần Lan

Tuy nhiên, Phần Lan không lấy những học sinh xuất sắc nhất ở trường phổ thông để làm công việc này. 1/4 sinh viên được nhận tới từ nhóm 20% có điểm số cao nhất và 1/4 khác tới từ nửa dưới (50 điểm trở xuống). Điều này có nghĩa là một nửa sinh viên năm nhất tới từ nhóm đạt 51-80 điểm. Chúng ta có thể gọi nhóm này là những học sinh trung bình. Những sinh viên được chọn học sư phạm đến từ các nhóm học sinh khác nhau.

Các nhà giáo dục Phần Lan tin rằng khả năng giảng dạy được ẩn giấu ở các nhóm học sinh khác nhau và họ quan tâm nhiều hơn tới việc tìm ra đúng người muốn làm công việc này cả đời.

Trao quyền cho giáo viên và sử dụng ngân sách một cách khôn ngoan

Trao quyền cho giáo viên là cách thức sử dụng nhân lực đầy can đảm của Phần Lan và hiếm có trên thế giới. Quan điểm của họ là, khi các giáo viên đã được tuyển chọn và đào tạo một cách nghiêm ngặt, họ hoàn toàn đủ khả năng để quyết định cho học sinh của mình học cái gì và học như thế nào là tốt nhất. Cơ chế không đánh giá giáo viên bằng điểm số của học sinh giúp giáo viên Phần Lan thỏa sức thử những điều mới mẻ trong lớp học của mình.

Trong khi đó, một trong những “chìa khóa” giúp Nhật Bản trở thành nền giáo dục hình mẫu là việc mang lại cơ hội giáo dục bình đẳng cho học sinh trên cả nước. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính, khoảng cách vùng miền thể hiện ở thành tích học tập của học sinh Nhật Bản chỉ là 9%, trong khi mức trung bình của OECD là 14% và ở Mỹ con số này là 17%. "Ở Nhật có thể có những khu vực nghèo, nhưng không có trường học tồi", John Mock - nhà nhân chủng học tại Đại học Temple Nhật Bản nhận định.

{keywords}
Một giờ học ở Nhật Bản

Sự bình đẳng trong giáo dục ở Nhật Bản cũng thể hiện trong việc phân bổ ngân sách. Cả Chính phủ và chính quyền tỉnh đều là người trả lương cho giáo viên.

Một sự khôn ngoan khác của Nhật Bản là chi tiền cho giáo dục một cách thông minh. Nhật Bản tiêu tốn vào giáo dục ít hơn nhiều nước phát triển khác, chỉ 3,3% GDP so với mức trung bình 4,9% của OECD. Mỗi học sinh ở cấp tiểu học được chi 8.748 USD, ít hơn mức 10.959 của Mỹ.

Các trường học được xây dựng với thiết kế đơn giản, không cầu kỳ, hoa mỹ. Sách giáo khoa được in bằng bìa mềm. Học sinh đều tham gia vào việc vệ sinh trường lớp, giúp nhà bếp chuẩn bị và thu dọn bữa ăn, tiết kiệm được nhân công cho công tác bán trú.Hệ thống giáo viên, nhân viên của trường cũng rất tinh gọn.

Đãi ngộ cho giáo viên xứng đáng

Theo dữ liệu mới nhất của Payscale (Mỹ), một giáo viên trung học cơ sở ở Singapore có thu nhập trung bình khoảng 42.000 USD mỗi năm, mức cao nhất là khoảng 72.000 USD. Thu nhập trung bình của giáo viên trung học phổ thông là 45.000 USD, tối đa là 65.000 USD.

Với mức thưởng dao động từ 2.200-15.000 USD đối với giáo viên trung học cơ sở và 890-33.000 USD đối với giáo viên trung học phổ thông, thu nhập của giáo viên Singapore khá hấp dẫn.

Trong quá trình đào tạo, các giáo viên tương lai nhận được khoản trợ cấp hàng tháng tương đương 60% lương khởi điểm giáo viên, đồng thời học phí của họ được Bộ Giáo dục chi trả. Sau khi hoàn thành chương trình, họ phải cam kết làm việc 3 năm trong ngành.

Với Nhật Bản, mặc dù khoản chi cho giáo dục tương đối thấp nhưng giáo viên Nhật lại được trả lương cao hơn mức trung bình OECD và được xem xét thăng tiến 3 năm một lần.

  • Nguyễn Thảo(tổng hợp)