Những hình ảnh do Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) chụp bằng kính hiển vi điện tử quét.
Một tế bào chết rụng (màu xanh) bị nhiễm nặng virus SARS-CoV-2 (màu vàng)
TheẢnhchụpnCoVđanggiếtchếttếbàoconngườti so tran dauo NIAID, những hình ảnh đã xử lý màu cho thấy hàng trăm hạt nhỏ li ti bám chặt lấy bề mặt tế bào niêm mạc hô hấp. Các tế bào này được lấy từ mẫu bệnh phẩm của một công dân Mỹ mắc Covid-19 cách đó không lâu. Tại thời điểm được quan sát, tế bào vật chủ đã rơi vào tình trạng chết rụng tế bào.
Virus corona trông giống như một khối cầu tạo bởi vật chất hữu cơ, bọc lấy ARN mang thông tin di truyền bên trong. Chúng chỉ có đường kính khoảng 120-160 nanomet, vì thế kính hiển vi quang học thông thường không thể quan sát được chủng virus này. Các nhà khoa học đã phải sử dụng đến kính hiển vi điện tử độ phân giải cao, bắn một chùm tia để quét mẫu vật và chụp những gì được phản xạ lại.
nCoV (màu tím) bám dày đặc trên tế bào bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ
Không giống như vi khuẩn, Covid-19 nói riêng và các chủng virus nói chung không được bảo vệ trong lớp màng tế bào vững chắc. Vật chất di truyền của chúng cũng không đầy đủ một chuỗi ADN như các sinh vật bậc cao. Thế nhưng, chính nhờ sự đơn giản này mà Covid-19 trở nên rất nguy hiểm.
Sau khi xâm nhập cơ thể vật chủ, virus sử dụng các protein để xuyên màng tế bào hô hấp. Một khi vào được bên trong thì các cơ chế phòng vệ của vật chủ rất khó tiêu diệt được tác nhân gây bệnh này. Chúng sẽ chiếm quyền kiểm soát tế bào, dùng năng lượng trong tế bào sản sinh ra hàng vạn bản sao khác.
Khi số lượng bản sao đủ lớn, chúng phá nát thành tế bào và tràn ra ngoài, đi tìm những tế bào mới còn lành lặn để gây bệnh. Quá trình trên lặp đi lặp lại cho đến khi một trong hai bị tiêu diệt.