Động thái được Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC) Hàn Quốc đưa ra sau những tranh cãi liên quan tới KOL và hành vi quảng cáo trá hình. TheànQuốccấmKOLquảngcáotráhìnhtrênmạngxãhộlucky88 besto FTC, quy định quảng cáo mới dành cho các nền tảng mạng xã hội sẽ có hiệu lực từ tháng 9, nhằm ngăn ngừa thiệt hại và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi phải tiếp nhận các video như thế này.
Quy định mới yêu cầu KOL trên các nền tảng như YouTube, Facebook, Instagram… phải nêu rõ nếu họ được trả tiền để giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Những từ như “nhờ có” hay “nhóm đánh giá” cũng bị cấm xuất hiện trong video. Người vi phạm – cả KOL lẫn nhà tài trợ - sẽ bị phạt tối đa 2% doanh số liên quan hoặc 500 triệu won (9,78 tỷ đồng).
Một số người nổi tiếng Hàn Quốc gần đây bị “bóc phốt” quảng cáo trá hình và phải xin lỗi, thậm chí rút lui khỏi công việc đang làm. Chẳng hạn, một YouTuber nổi tiếng với các video mukbang (vừa ăn vừa trò chuyện với khán giả) có 2,68 triệu người theo dõi đã phải tuyên bố “nghỉ hưu”.
Tình trạng lừa dối người xem không dừng lại ở các YouTuber. Tháng trước, nhà tạo mẫu Han Hye Yeon và ca sỹ Kang Min Kyung cũng xin lỗi vì đăng video với các sản phẩm được tài trợ mà không thông báo rõ. Nhiều người hâm mộ giận dữ đã quay lưng với họ và cho rằng mình bị lừa khi tin rằng đánh giá sản phẩm trên các kênh này là chân thực.
Theo một nghiên cứu được Cơ quan Tiêu dùng Hàn Quốc thực hiện từ tháng 10 tới tháng 11 năm ngoái, trong số 582 quảng cáo đăng trên 60 tài khoản phổ biến nhất, chỉ có 30% thừa nhận đây là quảng cáo.
Bất chấp làn sóng phản đối, KOL vẫn sẽ là một kênh tiếp thị được ưa chuộng của các công ty. Một chuyên gia tiếp thị giấu tên cho biết trên Yonhap rằng trong một vài lĩnh vực, KOL còn có ảnh hưởng lớn hơn cả ngôi sao. Họ mang lại cảm giác là người dùng sản phẩm thực sự thay vì được trả tiền để quảng cáo sản phẩm. Trên hết, chi phí bỏ ra rẻ hơn và cũng dễ dàng hợp tác hơn. Họ biết rõ cái gì sẽ có tác dụng, cái gì không.
Du Lam (Theo Yonhap)
Nhà chờ xe buýt thông minh, ngừa virus tại Hàn Quốc
Nhà chờ xe buýt có khả năng bảo vệ hành khách khỏi nắng, bụi và thậm chí virus đã xuất hiện trên các đường phố Seoul, Hàn Quốc.